Khoa Ngữ Văn
  
THƯ MỜI DỰ LỄ TỐT NGHIỆP VÀ TRAO BẰNG TÂN CỬ NHÂN NĂM 2020 PDF. In Email
Thứ hai, 24 Tháng 8 2020 14:53

TRƯỜNG ĐHSP TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA NGỮ VĂN

- * -

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 8 năm2020

THƯ MỜI DỰ LỄ TỐT NGHIỆP VÀ TRAO BẰNG TÂN CỬ NHÂN NĂM 2020

Được sự cho phép của Lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Ngữ văn sẽ tổ chức Lễ tốt nghiệp và trao bằng cho các tân cử nhân năm 2020. Đây là dịp để Trường và Khoa ghi nhận, vinh danh những nỗ lực, phấn đấu trong học tập, rèn luyện của các bạn sinh viên.

Chúng tôi trân trọng kính mời quý Thầy Cô giáo, các bậc phụ huynh cùng toàn thể các bạn sinh viên đến tham dự, chúc mừng. Sự hiện diện của quý vị là niềm vinh dự và thành công của buổi lễ.

(Lưu ý: Khi tham dự lễ, quý vị vui lòng mang khẩu trang.)

- Thời gian: 7 giờ 30, Thứ 3, ngày 25 tháng 8 năm 2020.

- Địa điểm: Hội trường A509, Trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, 280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trưởng khoa

PGS.TS. Bùi Thanh Truyền

 
Nỗ lực đưa "văn hóa" vào nhà trường PDF. In Email
Thứ tư, 05 Tháng 8 2020 15:38

Nỗ lực đưa “văn hóa” vào nhà trường

 

 

 

Thi gian này, hc sinh khi 10, 11 Trưng THPT Bùi Th Xuân (Q.1, TP.HCM) có cơ hi đưc tri nghim nhiu hot đng văn hóa b ích thông qua chuyên đ Dy văn hóa trong nhà trưng. Theo đó, trong khong 3 tun hè, hc sinh s đưc hc 12 tiết văn hóa 6 ch đ khác nhau t giao tiếp, ng x, trang phc, m thc… xoay quanh văn hóa truyn thng và văn hóa hin đi.

Hc sinh tìm hiu v văn hóa áo dài Vit Nam qua các thi k

Đây được xem là bước khởi đầu để nhà trường từng bước đưa hoạt động giáo dục văn hóa trở thành nội dung xuyên suốt trong năm học tới, nhằm tăng cường bồi dưỡng kiến thức về văn hóa, đất nước, con người Việt Nam cho học sinh, hướng tới giáo dục toàn diện.

Đy thú v, mi m

Sáng thứ bảy của kỳ nghỉ, lớp 10A5 bước vào tiết học văn hóa thứ hai - văn hóa trang phục. Tiết học diễn ra khá thú vị, thông qua hình thức thảo luận nhóm, các trò chơi, học sinh được tìm hiểu về trang phục truyền thống của nhiều nước trên thế giới. Phần độc đáo nhất trong tiết học là trải nghiệm quấn mấn (khăn đóng), mang đến nhiều thích thú cho học sinh. “Lần đầu tiên được tự tay quấn mấn, cảm thấy rất… lạ, tưởng đơn giản nhưng lại không phải dễ dàng. Khó nhất là làm sao để mấn xếp lên đầu theo nếp mà không bị tụt”, Trần Phạm Hồng Phúc (lớp 10A5) bày tỏ.

Không chỉ ấn tượng với trải nghiệm quấn mấn, với Phúc tiết học văn hóa còn mang đến nhiều kiến thức thú vị mà các tiết học thường ngày không có được. Thậm chí, từ tiết học văn hóa, bước ra ngoài đời sống sẽ giúp cách hành xử của mỗi người có “văn hóa” hơn. “Ngoài kiến thức về toán, lý, hóa…, những kiến thức văn hóa xung quanh giúp chúng em cảm thấy tự tin hơn trong giao tiếp, ứng xử. Khi đưa các kiến thức văn hóa vào giảng dạy cũng như một cách thay đổi giúp việc học trở nên nhẹ nhàng hơn”.

Tương tự, lớp 10A12 lại được trải nghiệm về văn hóa ẩm thực. Với lối dạy trực quan, học sinh được “sờ”, được “nếm thử”, được “cảm nhận” về món ăn, các loại rau xanh trong suốt tiết học, từ đó hiểu hơn về văn hóa ẩm thực truyền thống và hiện đại của người Việt cũng như một số nước trên thế giới. Trong khi đó, Ứng xử với môi trường lại là nội dung trong chuyên đề văn hóa mà lớp 10A10 trải nghiệm. Vẫn được làm việc theo nhóm, thảo luận về các đề tài nhưng điều độc đáo trong tiết học là học sinh được thực hiện những bài khảo sát về môi trường trên điện thoại, tạo ra những hiệu ứng đầy mới mẻ. “Ứng xử với môi trường từ trước giờ chúng em chỉ nghĩ đơn giản là hành động của bản thân mình, nhưng không nghĩ rằng đó cũng là văn hóa - cần phải thay đổi để bảo vệ môi trường. Qua tiết học, bằng sự mới mẻ, kiến thức không nhàm chán mà ngược lại rất thú vị, từ đó sẽ dễ dàng thay đổi hành vi của mỗi học sinh”, một học sinh bày tỏ.

Mnh dn đi mi

Trường THPT Bùi Thị Xuân không phải là đơn vị tiên phong tại TP.HCM đưa giáo dục văn hóa vào trường phổ thông song lại là đơn vị đầu tiên mạnh dạn xây dựng đội ngũ giáo viên cơ sở đứng lớp trong các tiết dạy văn hóa. 20 giáo viên ở nhiều bộ môn từ giáo dục kỹ năng sống đến văn, sử, địa, GDCD, tiếng Anh thậm chí là hóa, sinh đã được chọn lọc, bồi dưỡng… ròng rã suốt một năm trời, trước khi bắt tay vào giảng dạy.

“Các giảng viên Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM là người trực tiếp tập huấn, đào tạo kiến thức chuyên môn về văn hóa cho giáo viên nhà trường. Các tiết dạy mẫu về các chuyên đề văn hóa cũng được các giảng viên xây dựng, để giáo viên dự giờ, tham khảo, hình dung, trước khi thầy cô tham gia đứng lớp. Các thầy cô được lựa chọn giảng dạy đều là những giáo viên trẻ, có năng khiếu trong tổ chức các hoạt động, thu hút học sinh”, cô Vũ Thị Ngọc Dung (Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ.

Việc đưa chính đội ngũ vào giảng dạy chuyên đề văn hóa, theo cô Dung ban đầu cũng gặp những khó khăn như thầy cô còn e ngại bởi sự mới mẻ. Tuy nhiên, sau thời gian tập huấn, giáo viên đã rất hứng thú. “Chính giáo viên là người hiểu học sinh nhất nên thầy cô sẽ có những cách riêng để tiếp cận từng đối tượng học sinh mình, biết được rằng nên thiết kế tiết học như thế nào để thu hút các em một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, khi đứng lớp ở một góc độ kiến thức mới, thầy cô cũng sẽ được lợi khi tạo ra thêm sự gắn kết với học sinh, củng cố thêm lòng yêu nghề từ tình yêu quê hương, đất nước”.

Thầy Lê Bá Hoàng Phát (giáo viên địa) - một trong những giáo viên phụ trách đảm nhiệm giảng dạy chuyên đề văn hóa cho hay, ban đầu khi tiếp cận với chương trình văn hóa, bản thân khá e dè bởi đây là vấn đề rất mới, để truyền đạt một cách sinh động, hiệu quả đến học sinh thì ngay giáo viên phải có kiến thức chuyên sâu, giáo án hấp dẫn. “Với các chuyên đề văn hóa như văn hóa ứng xử, ẩm thực, môi trường… thì mình chọn dạy văn hóa môi trường vì khá gần gũi với chuyên môn. Song, vì gần gũi nên tiết dạy càng phải khác biệt với tiết địa lý, vừa trau dồi cho học sinh tình yêu thiên nhiên, cách ứng xử với môi trường một cách thiết thực, không hô hào. Bằng các bài trắc nghiệm nhanh trên điện thoại, học sinh được vừa chơi vừa học, các em sẽ dễ dàng ghi nhớ những giải pháp bảo vệ môi trường có thể thực hiện ngay sau tiết học...”.

Trong năm học tới, chuyên đề Văn hóa sẽ được Trường THPT Bùi Thị Xuân đưa vào giảng dạy trong tiết buổi 2, khoảng 2 tiết/tuần, trong khoảng 10 tuần. Vẫn xoay quanh văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại nhưng các chủ đề văn hóa sẽ đa dạng và chuyên sâu hơn.

Bài, ảnh: Đ Yến Hoa

 
TỪ CHÂN DUNG THỊ NỞ BÀN VỀ TÍNH HIỆN ĐẠI TRONG Ý THỨC TRÀO PHÚNG NAM CAO PDF. In Email
Thứ hai, 29 Tháng 6 2020 02:43

TỪ CHÂN DUNG THỊ NỞ

BÀN VỀ TÍNH HIỆN ĐẠI TRONG Ý THỨC TRÀO PHÚNG NAM CAO (*)

PHẠM NGỌC LAN (**)

1.         Vui nhộn và kinh hoàng

“[...] nếu hai má nó phinh phính thì mặt thị lại còn được hao hao như mặt lợn, là thứ mặt vốn nhiều hơn người ta tưởng trên cổ người” (Nam Cao, 45).

Nếu hai má Thị Nở phinh phính, thì thị có thể "còn được" một nhan sắc hao hao với lợn - phép so sánh này có thể coi là hạ thấp, thậm chí sỉ nhục phẩm giá một phụ nữ như thị. Nhưng cái "mặt lợn" ấy lại được gắn trên "cổ người", thậm chí "nhiều hơn ta tưởng" - nghĩa là nếu Thị Nở có nhan sắc hao hao với lợn, thì thị sẽ gần với con người hơn. Nhưng vì thị thậm chí còn không giống lợn, nên thị càng không giống người.

Đằng sau tiếng cười của chúng ta trước sự méo mó của chân dung Thị Nở, thật sự lại là nỗi kinh hoàng trước sự méo mó của chính cái chân dung con người mà ta vẫn hằng coi là tinh hoa của vũ trụ. Gương mặt Thị Nở, Chí Phèo, mụ Lợi, Lang Rận, Trạch Văn Đoành... những bức chân dung biến dạng, xệch xạc, quái dị như chính cái bóng của Chí Phèo, ám ảnh người đọc không phải chỉ vì sự hài hước ngộ nghĩnh một cách "phi nhân tính" của nó, mà đúng hơn, vì nó hàm chứa một nỗi lo âu, sợ hãi, một sự bất lực và bất an khi ta bắt đầu hoài nghi ngược lại chính cái "nhân tính" nơi chúng ta.

Vui nhộn và kinh hoàng, hài hước và bất lực, những bức chân dung của Nam Cao phản ánh một thực tại rối loạn, đầy những ám ảnh bạo lực, quay cuồng giữa những giá trị và phản giá trị. Và bên cạnh đó, là một tiếng nói trào phúng đã mang những nét hoàn toàn khác biệt so với diện mạo chung của văn chương Việt Nam giai đoạn 1930-1945: không dừng lại ở hình thức hiện đại, ngôn ngữ hiện đại, mà đã tiếp cận với tư duy và ý thức văn xuôi hiện đại (phần nào tiệm cận với chủ nghĩa hiện đại và phổ quát hơn so với tính Pháp - đặc trưng vẫn thường được coi là chuẩn mực của tính hiện đại trong văn chương thời kỳ này).

Bài viết này khảo sát hai đặc trưng hài hước đen và nghịch dị, vốn được Nam Cao sử dụng nhiều nhất trong các chân dung trào phúng của mình, cụ thể qua trường hợp chân dung Thị Nở, để làm rõ những vấn đề nói trên của ý thức trào phúng Nam Cao trong tương quan với văn xuôi trào phúng 30-45 nói riêng và với nghệ thuật trào phúng Việt Nam nói chung.

2.         Lịch sử trào phúng VN và nền tảng đạo đức - triết học của tiếng cười trào lộng

Trào phúng không phải là một truyền thống được coi là dày dặn trong văn chương và nghệ thuật Việt Nam. Trong văn học dân gian có thể kể đến truyện cười, ca dao trào phúng và một số trích đoạn chèo - trong đó tiếng cười thường khá đơn giản, một chiều và thiên về tính hề tếu (tạm hiểu là thiên về những biểu hiện, trò diễn gây cười bằng ngôn ngữ, điệu bộ, hành vi lố bịch, khác chuẩn). Trong văn học trung đại, dòng văn học viết bằng chữ Hán hầu như không xuất hiện yếu tố trào phúng, có lẽ do tính chính thống, nghiêm túc và khoa cử của nó. Những tác phẩm trào phúng nổi bật nhất của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến và Tú Xương chủ yếu sáng tác bằng chữ Nôm, thứ văn tự phi chính thống, và thường được xếp vào "chiếu nhì" so với sáng tác chữ Hán, thậm chí thường chỉ được viết khi tác giả đã cách ly và bất mãn sâu sắc với tư tưởng hoặc biểu hiện của tư tưởng chính thống.

Văn chương trào phúng thật sự trở thành một dòng chính trong văn chương Việt nam kể từ những năm 1930, với sự xuất hiện của một nhóm các nhà văn hiện thực: Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng và Nam Cao. Ngoài ra có đóng góp của các nhà văn, nhà báo ở tờ báo trào phúng Việt ngữ đầu tiên: Phong hoá (Nhất Linh, Tú Mỡ, Thế Lữ...).

Chịu ảnh hưởng của lý thuyết Marxist về đấu tranh xã hội, nhiều nhà lý luận phê bình Việt Nam có xu hướng coi văn chương trào phúng nói riêng và nghệ thuật trào phúng nói chung là một vũ khí đấu tranh hiệu quả, được sử dụng triệt để nhằm đả phá những thói hư tật xấu hoặc những biểu hiện suy đồi đạo đức, nhất là ở giai cấp thống trị. Tiếng cười, như thế, được coi là một công cụ xã hội hơn là một giá trị nghệ thuật.

Cách tiếp cận này không phải không hiệu quả: nó giải thích được một loạt những hiện tượng trào phúng trong lịch sử văn học Việt Nam từ dân gian đến hiện đại. Đồng thời nó đưa đến sự hình thành của một thể loại trình diễn khá đặc biệt trong thời chiến: thể loại tấu - trong đó đối tượng trào phúng duy nhất là "phe địch".

Theo đó, có thể chỉ ra cơ cấu chính để gây cười trong nghệ thuật trào phúng:

Thứ nhất, đối tượng bị cười thường nhất thiết phải là một sự vi phạm chuẩn mực đạo đức triết lý nào đó, một chuẩn mực được cộng đồng thừa nhận rộng rãi. Chẳng hạn thầy bói để số mình "cho ruồi nó bu", thầy đồ dạy chữ "tam đại con gà" hay những "thằng ngọng đứng xem chuông" và làm thơ "ấy ái uông". Đôi khi để đả phá một đối tượng, tác giả dựa trên nền tảng đạo đức, triết lý đối lập với nền tảng đạo đức hay triết lý mà đối tượng bị đả kích thể hiện. Khi Hồ Xuân Hương cười bậc quân tử "dùng dằng đi chẳng dứt" trước cô gái ngủ ngày "yếm đào trễ xuống dưới nương long", dĩ nhiên bà đả phá hệ hình đạo đức quân tử Khổng giáo vốn đặt chữ Lễ cao hơn những cảm xúc tự nhiên bản năng của con người. Khi đó, bà đứng trên một hệ hình đạo đức khác - đạo đức hồn nhiên trong sáng và chân thực của dân gian để phản đối những hệ hình chống lại nó.

Thứ hai, khi tác giả và người đọc chúng ta cất tiếng cười, ta tự tách mình ra khỏi đối tượng trào phúng, người cười tự đặt mình ở vị thế cao hơn đối tượng bị cười. Nói như Umberto Eco, "Cái hề tếu (comic) bao giờ cũng có tính phân biệt chủng tộc: chỉ có những kẻ khác ta, những kẻ mọi rợ, mới phải trả giá thôi" (Eco, 2)

Đọc thêm...
 
«Bắt đầuLùi12345678910Tiếp theoCuối»

Trang 6 trong tổng số 21

THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG

THẦY GIÁO BÙI MẠNH NHỊ: "RÓT CHO ĐẦY VĨNH CỬU/ UỐNG CHO CẠN THOÁNG QUA" (TRẦN QUỐC TOÀN)

THẦY GIÁO BÙI MẠNH NHỊ: “RÓT CHO ĐẦY VĨNH CỬU/UỐNG CHO CẠN THOÁNG QUA” Trần Quốc Toàn Phó giáo sư - Tiến sĩ khoa học Bùi Mạnh Nhị từng có trang giáo...

Thông báo về việc hỗ trợ khai thác nguồn học liệu trực tuyến trong thời gian giãn cách

THÔNG BÁO V/V HỖ TRỢ KHAI THÁC NGUỒN HỌC LIỆU TRỰC TUYẾN TRONG THỜI GIAN GIÃN CÁCH   Nhằm hỗ trợ Quý Thầy/Cô, các Anh/Chị sinh viên, học viên, nghiên cứu...
 

Học vụ

Thông báo V/v Thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm

THÔNG BÁO V/V THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TIỀN ĐÓNG HỌC PHÍ, CHI PHÍ SINH HOẠT ĐỐI VỚI SINH VIÊN SƯ PHẠM (ÁP DỤNG TỪ KHOÁ TUYỂN SINH NĂM HỌC 2021 - 2022,...

Thông báo V/v Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho sinh viên hệ chính quy Năm học 2021-2022

THÔNG BÁO V/V THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ CHO SINH VIÊN HỆ CHÍNH QUY NĂM HỌC 2021 - 2022     ...
 

Đoàn TN - Hội SV

THÔNG BÁO VỀ HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN KHOA NGỮ VĂN TRƯỜNG ĐHSP TP. HCM NĂM HỌC 2008 - 2009

1/ Mục đích ý nghĩa: Trường ĐHSP là trường có nhiệm vụ hướng nghiệp dạy nghề rất rõ ràng. Đồng thời với việc được trang bị kiến thức về khoa...

 BÀI MỚI NHẤT