GIỚI THIỆU KHOA LỊCH SỬ - HCMUE |
![]() |
![]() |
![]() |
Thứ tư, 08 Tháng 8 2018 23:36 |
KHOA LỊCH SỬ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
1. Giới thiệu chung
1.1. Quá trình xây dựng và phát triển
Năm 1976, tiền thân là Khoa Sử - Địa;
Từ năm 1981 - đến1982, tách ra thành Khoa Lịch sử
Năm 1991, mở mã ngành đào tạo nghiên cứu sinh Lịch sử Việt Nam
Năm 1999, mở mã ngành đào tạo cao học Lịch sử Việt Nam
Năm 1999, mở mã ngành đào tạo cao học Lịch sử thế giới
Năm 2006, mở mã ngành đào tạo Cử nhân Quốc tế học
Năm 2007, mở mã ngành đào tạo Cử nhân Sử - Giáo dục Quốc phòng và đã chấm dứt tuyển sinh từ năm 2012.
Sau 40 năm tham gia vào quá trình đào tạo, tính đến năm 2016, Khoa đã đào tạo được 38 khóa chính quy với 3.738 sinh viên chính quy và 149 sinh viên chính quy địa phương tốt nghiệp.
Đội ngũ cán bộ, viên chức của khoa hiện tại gồm 20 người, gồm 10 tiến sĩ, 9 thạc sĩ (trong đó có 8 người đang học nghiên cứu sinh) và 01 cử nhân.
Số lượng sinh viên từ năm 2005 đến nay
Đào tạo Cử nhân (4 năm)
Từ 2005 - 2015 (K 28 - K 37): 1.425 CN Sư phạm Lịch sử tốt nghiệp; Năm 2017 tuyển sinh 50 SV.
Từ 2006 - 2015 (K 29 - K 37): 343 CN Quốc tế học tốt nghiệp; Năm 2017 tuyển sinh 156 sinh viên.
Từ 2007 - 2015 (K 29 - K 37): 464 CN Sử - GDQP tốt nghiệp;
Đào tạo Cao học (2 năm)
Bắt đầu đào tạo Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam và Thạc sĩ Lịch sử thế giới từ năm 1999.
Từ năm 2011 đến 2017: khoảng 60 học viên
Số học viên trúng tuyển theo năm học:
2013-2014: 21 HV
2014-2015: 09 HV
2015 - 2016: 12 HV
2016 - 2017: 09 HV
Tuyển sinh 20 – 25 HV/năm.
Đào tạo Tiến sĩ (4 năm)
Bắt đầu đào tạo Tiến sĩ Lịch sử Việt Nam từ đầu những năm 90.
Hiện nay (năm học 2017-2018): Khoa đang đào tạo 15 NCS
Mỗi đợt tuyển sinh khoảng 5 -10 NCS.
1.2. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo CN Sư phạm Lịch Sử, CN Quốc tế học , Th.S Lịch Sử Việt Nam, Th.S Lịch sử thế giới, TS. Lịch sử Việt Nam.
1.3. Các ngành đào tạo
1.3.1. Đào tạo đại học
Ngành Sư phạm Lịch sử:
Người tốt nghiệp có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu giảng dạy lịch sử ở bậc Trung học phổ thông. Thông hiểu kiến thức lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc qua các thời kì, biết vận dụng các phương pháp chuyên ngành và các phương pháp liên ngành để phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử. Thể hiện được năng lực tư duy lịch sử trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Phân tích và đánh giá được mối quan hệ, tác động qua lại giữa sự kiện lịch sử với điều kiện địa lí, quy luật tự nhiên và xã hội… Hiểu được các lý thuyết về quá trình dạy học theo khoa học giáo dục hiện đại; biết vận dụng vào đổi mới PPDH bộ môn và thiết kế chương trình dạy học theo hướng tích hợp. Có khả năng sử dụng và xây dựng kiến thức ứng dụng trong dạy học lịch sử, kết nối lịch sử với những vấn đề của hiện tại.
Ngành Quốc tế học:
Người tốt nghiệp có đủ phẩm chất và năng lực sau: Hiểu được kiến thức cơ bản chuyên ngành quốc tế học và kiến thức tổng quát về các ngành gần có liên quan. Có kiến thức và kĩ năng ngoại ngữ tiếng Anh đạt trình độ bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc chuẩn Châu Âu; sử dụng thông thạo tiếng Anh trong công tác đối ngoại, biên phiên dịch, trong nghiên cứu đề tài khoa học. Vận dụng được các kiến thức chuyên ngành Quốc tế học vào việc thực hiện đường lối chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong quan hệ và hợp tác quốc tế. Có khả năng quan hệ công chúng và truyền thông; thành thạo kĩ năng và nghiệp vụ chuyên môn để làm tốt công tác đối ngoại trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, các công ty, tập đoàn đa quốc gia, quốc tế.
1.3.2. Đào tạo sau đại học
Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam
Người tốt nghiệp cao học sẽ có kiến thức chuyên sâu về ngành học, đồng thời có kiến thức mới, cập nhật về các vấn đề Lịch sử Việt Nam. Có khả năng phát hiện và độc lập giải quyết các vấn đề Lịch sử Việt Nam và khoa học lịch sử nói chung; có khả năng dẫn dắt chuyên môn để giải quyết các vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo. Xây dựng được quan điểm riêng về một số vấn đề Lịch sử Việt Nam mà người học quan tâm, xác định được hướng nghiên cứu chuyên sâu nhằm chuẩn bị cho hoạt động nghiên cứu độc lập hoặc học ở bậc học cao hơn.
Thạc sĩ Lịch sử thế giới
Sau khi hoàn tất chương trình đào tạo, người học sẽ có kiến thức chuyên sâu về lịch sử thế giới và có khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá về sự phát triển của lịch sử dân tộc trong dòng chảy chung của lịch sử nhân loại; Có kiến thức, hiểu biết chung về các ngành khoa học gần như địa lý, nhân học, khảo cổ học và các kiến thức về văn chương, nghệ thuật. Có khả năng nghiên cứu chuyên sâu về những vấn đề của lịch sử thế giới. Có kiến thức cập nhật về những nghiên cứu mới, quan điểm mới trong các vấn đề của lịch sử nhân loại từ thời cổ đại đến hiện đại. Xác định được khả năng nghiên cứu chuyên sâu của bản thân ở một khu vực, một lĩnh vực, một giai đoạn lịch sử, hay một vấn đề của lịch sử thế giới.
Tiến sĩ Lịch sử Việt Nam
Tiến sĩ Lịch sử Việt Nam có chuyên môn sâu về Lịch sử Việt Nam; có năng lực làm việc và nghiên cứu khoa học độc lập, sáng tạo. Có năng lực phát hiện và giải quyết những vấn đề mới của khoa học lịch sử, cụ thể là đối với các vấn đề thuộc Lịch sử Việt Nam. Có khả năng vận dụng tốt phương pháp luận sử học Mác – Lênin, các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành vào công tác nghiên cứu khoa học lịch sử.
1.4. Cơ cấu tổ chức
1.4.1. Ban chủ nhiệm Khoa
Trưởng Khoa: TS. Nguyễn Thanh Tiến
Phó trưởng khoa: ThS. Nhữ Thị Phương Lan
1.4.2. Các bộ môn
Bộ môn Lịch sử Việt Nam
Trưởng bộ môn: TS. Nguyễn Thanh Tiến
Bộ môn Lịch sử thế giới
Phụ trách bộ môn: TS. Hà Bích Liên
Bộ môn Lý luận và PPDH Lịch sử
Trưởng bộ môn: ThS. Đào Thị Mộng Ngọc
Bộ môn Quốc tế học
Trưởng bộ môn: TS. Nguyễn Minh Mẫn
1.4.3. Đội ngũ giảng viên
Bộ môn Lịch sử Việt Nam
Trưởng bộ môn: TS. Nguyễn Thanh Tiến
TS. Nguyễn Thanh Tiến
ThS. Ngô Sỹ Tráng
TS. Lê Văn Đạt
TS. Nguyễn Thị Hương
TS. Trần Thị Thanh Thanh
TS. Ngô Chơn Tuệ
Bộ môn Lịch sử Thế giới
Phụ trách bộ môn: TS. Hà Bích Liên
TS. Lê Phụng Hoàng
TS. Hà Bích Liên
ThS. Nguyễn Trà My
TS. Tưởng Phi Ngọ
ThS. Hồ Thanh Tâm
TS. Trịnh Tiến Thuận
Bộ môn Lý luận và PPDH Lịch sử
Trưởng bộ môn: ThS. Đào Thị Mộng Ngọc
ThS. Nhữ Thị Phương Lan
ThS. Đào Thị Mộng Ngọc
ThS. Dương Tấn Giàu
Bộ môn Quốc tế học
Trưởng bộ môn: TS. Nguyễn Minh Mẫn
ThS. Đặng Thị Hoài
TS. Nguyễn Minh Mẫn
ThS. Hồ Ngọc Diễm Thanh
Bộ phận văn phòng
ThS. Nguyễn Chung Thủy
CN. Phan Thương Hiện
2. Thành tích nổi bật của Khoa
2.1. Thành tích NCKH
Thành tích NCKH của sinh viên:
Giải thưởng SV NCKH cấp Trường, cấp Bộ: Giải nhì, ba... vào năm 2000, 2014, 2015, 2016, 2017.
Thành tích NCKH của giảng viên
Giảng viên của Khoa thực hiện khoảng 10 - 15 đề tài NCKH (cấp Bộ, cấp Trường…) và có nhiều đề tài loại Xuất sắc và ứng dụng trong thực tiễn.
Ngoài ra, các giảng viên trong Khoa cũng đã xuất bản nhiều giáo trình, tài liệu tham khảo.
2.2. Một số giải thưởng, bằng khen
Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo dành cho Khoa Lịch sử vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác 5 năm 1991 - 1996
Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về những đóng góp của Khoa Lịch sử cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nhà trường trong 25 năm 1976 - 2001
Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về những đóng góp của Khoa Lịch sử cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nhà trường trong 30 năm 1976 - 2006
Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho Tổ Lịch sử thế giới - Khoa Lịch sử vì đã đạt thành tích xuất sắc trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, phát triển nhà trường giai đoạn 2001 - 2005
Giấy khen của Hiệu trưởng Nhà trường cho Khoa Lịch sử về thành tích đạt danh hiệu Tập thể lao động giỏi năm học 2000 - 2001
Giấy khen của Hiệu trưởng Nhà trường cho Khoa Lịch sử về thành tích đạt danh hiệu Tập thể lao động giỏi năm học 2001 - 2002
Giấy khen của Hiệu trưởng Nhà trường cho Khoa Lịch sử về thành tích đạt danh hiệu Tập thể lao động giỏi năm học 2002 - 2003
Giấy khen của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. HCM tặng Chi hội Khoa Lịch sử vì đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2015
3. Ban chủ nhiệm Khoa qua các thời kỳ
Nhiệm kỳ từ 1976 đến 1981
Trưởng khoa: PGS.Lê Văn Sáu
Phó Trưởng khoa: Thầy Nguyễn Văn Đức, Thầy Đoàn Ngọc Nam
Nhiệm kỳ từ 1981 đến 1984
Trưởng khoa: Thầy Nguyễn Văn Đức
Phó Trưởng khoa: Thầy Lê Vinh Quốc
Nhiệm kỳ từ 1984 đến 1988
Quyền Trưởng khoa: Thầy Lê Vinh Quốc
Phó Trưởng khoa: Cô Bùi Trân Phượng
Nhiệm kỳ từ 1988 đến 1997
Trưởng khoa: Thầy Lê Vinh Quốc
Phó Trưởng khoa: TS. Huỳnh Văn Tòng, Th.S Nguyễn Duy Tuấn
Nhiệm kỳ từ 1997 đến 2001
Trưởng khoa: Cô Nguyễn Thị Thư
Phó Trưởng khoa: Th.S Nguyễn Duy Tuấn, Th.S Dương Văn Huề
Nhiệm kỳ từ 2001 đến 2005
Trưởng khoa: Th.S Dương Văn Huề
Phó Trưởng khoa: TS. Ngô Minh Oanh, Th.S Nguyễn Văn Sơn
Nhiệm kỳ từ 2005 đến 2010
Trưởng khoa: PGS.TS Ngô Minh Oanh
Phó Trưởng khoa: Th.S Nguyễn Văn Sơn
Nhiệm kỳ từ 2011 đến 2015
Quyền Trưởng khoa: PGS.TS Nguyễn Cảnh Huệ
Phó Trưởng khoa: TS. Tưởng Phi Ngọ
Nhiệm kỳ từ 2015 đến nay
Trưởng khoa: TS. Nguyễn Thanh Tiến
Phó Trưởng khoa: Th.S Nhữ Thị Phương Lan
4. Giá trị cốt lõi trong đào tạo
BIẾT QUÁ KHỨ - HIỂU HIỆN TẠI – XÂY ĐẮP TƯƠNG LAI
Thông tin liên lạc
Địa chỉ: B.409, 280 An Dương Vương, P.4, Q.5, TP. HCM
Điện thoại: 0283 8352020 – Ext:123, 124
Website:khoalichsu.hcmup.edu.vn
Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. |