Khoa Địa Lý
  

webmail

Lượt truy cập

Liên kết website

Học tập trực tuyến

nghiencuukhoahoc

album_hinh

Trang Chủ Tin tức Báo cáo tổng kết Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm K37 - Năm 2014
Báo cáo tổng kết Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm K37 - Năm 2014 PDF. In Email
Thứ ba, 03 Tháng 6 2014 15:19

Báo cáo được tổng hợp từ báo cáo của các nhóm sinh viên thực tập tại 23 trường THPT trên địa bàn TP HCM. Dưới đây là những điểm chung nhất được đề cập trong hầu hết các báo của của sinh viên.

I. Thuận lợi và khó khăn

1. Thuận lợi

- Về phía Phòng Đào Tạo, Khoa Địa lý luôn quan tâm, theo sát quá trình thực tập của sinh viên, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên vừa thực tập vừa đi học, xuống thăm, gặp gỡ, tiếp xúc và động viên sinh viên.

- Về phía Ban Giám Hiệu trường thực tập luôn quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để sinh viên tham gia học hỏi, rút kinh nghiệm. Ngoài ra còn theo sát quá trình thực tập của sinh viên tại trường, kịp thời giúp đỡ sinh viên khi cần thiết.

- Về phía Giáo viên hướng dẫn thực tập giáo dục và giảng dạy luôn nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn giáo sinh thực tập, truyền kinh nghiệm chủ nhiệm cũng như giảng dạy, giúp đỡ sinh viên khi gặp khó khăn.

- Về phía đội ngũ giáo viên khác trong trường mặc dù không phải là giáo viên hướng dẫn trực tiếp nhưng quý thầy cô cũng luôn quan tâm, hỏi thăm thường xuyên sinh viên thực tập, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm khi sinh viên cần giúp đỡ.

- Thầy cô trong khoa thông cảm, tạo điều kiện để cân đối giữa việc học và kiến tập tại trường.

- Về phía học sinh, các em học sinh trong lớp chủ nhiệm và các lớp khác đều hợp tác tốt với giáo sinh thực tập. Đa số học sinh trong lớp chủ nhiệm, lớp giảng dạy đều hợp tác, học sinh gần gũi và dễ mến, có thái độ học tập tích cực.

- Về phía sinh viên thực tập, các bạn trong cùng nhóm hỗ trợ nhau trong công tác giảng dạy cũng như soạn giáo án, thu thập tài liệu. Các bạn trong cùng đoàn thực tập luôn đoàn kết, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm học hỏi và động viên nhau trong quá trình thực tập.

- Khác với những giáo sinh ở những năm học trước, trong quá trình kiến tập chúng em vẫn tiếp tục học tập ở trường đại học, đây cũng là một trong những thuận lợi lớn bởi trong khi ở trường phổ thông có những vấn đề còn chưa rõ chúng tôi có thể chia sẻ với giảng viên trong khoa để được hỗ trợ nhằm đạt kết quả cao hơn.

-Trước khi đi kiến tập được tham gia một số tiết  nói chuyện với các giáo viên từ các trường phổ thông trong thành phố về công tác giảng dạy và công tác chủ nhiệm do khoa Địa  Lí trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh tổ chức. Được học qua các bộ môn nhằm phục vụ cho công tác này như là môn: Lí luận và phương pháp giảng dạy bộ môn Địa lí trong trường phổ thông, tâm lí học sư phạm, giáo dục học phổ thông. Được tiến hành tập giảng do tổ phương pháp giảng dạy tổ chức. Đó là sự chuẩn bị hết sức cần thiết để sinh viên tự tin hơn trước khi bước vào kì kiến tập.

2. Khó khăn

- Về mặt tổ chức:

- Việc vừa học vừa kiến tập dẫn đến sự trùng lặp trong lịch học và lịch xuống trường phổ thông nhất là ngày thứ 2 và ngày cuối tuần. SV phải vất vả trong việc sắp xếp, thay đổi lịch học trên lớp, lịch kiến tập sao cho phù hợp nên nhiêu khi tạo ra tâm lý căng thẳng và mệt mỏi.

- Một số trường do không nắm rõ quy chế thực tập mới nên có sự hiểu nhầm đối với giáo sinh gây nên không khí căng thẳng và ảnh hưởng đến tâm lí sinh viên.

- Về mặt thời gian:

- Đợt RLNVSP bắt đầu từ kì II, vào thời điểm này các trường THPT trên địa bàn thành phố đã triển khai được chương trình học khá nhiều vì thế SV không có nhiều thời gian thực tập giảng dạy nhất là khi học sinh tập trung ôn thi cuối kì.

- Đợt rèn luyện nghiệp vụ kéo dài nhưng thời gian giáo sinh trực tiếp đến trường phổ thông không nhiều, và giãn cách trong tuần, vì vậy việc thực hiện công việc gặp không ít khó khăn nhất là thực tập giáo dục.

- Khó khăn khác:

- Khoảng cách giữa nơi ở, nơi học và trường thực tập khá xa, vì vậy việc di chuyển gặp nhiều khó khăn.

- Nhiều giáo sinh được phân công chủ nhiệm lớp cá biệt của trường, học sinh khá quậy, ít nghe lời, lực học yếu,…nên việc tiếp xúc và giáo dục  học sinh ở giai đoạn đầu  còn có nhiều khó khăn và căng thẳng.

- Giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm còn quá trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm để truyền đạt lại cho giáo sinh trong quá trình thực tập tại trường.

II. Kết quả

 

1.Những mặt đã đạt được

- Hầu hết sinh viên đã tự chủ động được thời gian giữa việc học tập và thực tập. Biết cách xây dựng và thực hiện kế hoạch cho toàn đợt RLNVSP, KH giảng dạy và KH chủ nhiệm.

- Được trải nghiệm cảm giác của một người giáo viên khi đứng trên bục giảng và nói cho học sinh nghe, hồi hộp, lo sợ nhưng lại có cảm giác thật hạnh phúc và hãnh diện vì tương lai mình sẽ là một giáo viên.

- Về chuyên môn:

- Rèn luyện được năng lực dạy học cơ bản: soạn giáo án, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, tìm hiểu năng lực học sinh, dự giờ 6 tiết dạy của giáo viên phổ thông, soạn tốt 2 giáo án giảng dạy, tập giảng trong nhóm và đứng lớp dạy 2 tiết, học hỏi và rút kinh nghiệm chuyên môn.

- Biết cách đặt câu hỏi như thế nào để thu hút học sinh và  cung cấp kiến thức cho học sinh thật tốt và biết cách soạn đề kiểm tra 1 tiết, 15 phút, cách chấm bài, cho điểm sao cho công bằng và trung thực, cách viết bảng, đi đứng…

- Về công tác giáo dục:

- Các thành viên trong nhóm đã rèn luyện được năng lực giáo dục: xử lý tình huống, xây dựng kế hoạch chủ nhiệm, cùng các em tổ chức và tham gia các hoạt động trong và ngoài lớp học, hoàn thành tốt việc dự giờ 4 tiết chủ nhiệm và lên lớp 8 tiết chủ nhiệm, phối hợp với học sinh, giáo viên và gia đình học sinh, xây dựng và cập nhật hồ sơ học sinh, tổ chức đánh giá các hoạt động học hỏi và rút kinh nghiệm,…

- Có thêm kinh nghiệm trong quá trình hỗ trợ HS tham gia các hoạt động ngoại khóa như tổ chức cho học sinh đi tham gia ngày hội học sinh sinh viên, hướng nghiệp cho học sinh

- Biết cách xử lí những tình huống sư phạm đó là: Làm chủ nhiệm phải tìm hiểu và nắm được từng đối tượng học sinh. Giải quyết các vấn đề như tình huống xảy ra phải khéo léo, cần lắng nghe ý kiến của học sinh và các giáo viên cùng dạy trong lớp chủ nhiệm…

- Về thái độ, tình cảm  và cách nhìn nhận

- Biết tự nhận thức để sửa chữa, rút kinh nghiệm trong việc soạn giáo án, cách dạy sau mỗi bài dạy được tốt hơn.

- Tự tin hơn nhiều trong cách nói chuyện cũng như là đứng lớp để giảng dạy cho học sinh.

- Cảm thấy yêu mến nghề giáo viên hơn, yêu quý học trò hơn, trường lớp hơn. Và tự hào rằng mình đã chọn đúng nghề nghiệp.

- Chúng em hiểu được sự vất vả của Thầy Cô, hiểu được rằng : muốn đứng trên bục giảng , truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách thành công thì ngoài kiến thức sâu về chuyên môn , người giáo viên cần có lòng tâm huyết với nghề dạy học.Trước kì thực tập sư phạm thì chúng em nghĩ rằng phong cách dạy của thầy cô không có gì là đặc biệt, rất dễ học hỏi.Nhưng sau khi kết thúc kì thực tập này , với trên 10 tiết đứng lớp giảng dạy , chúng em thấy phong cách dạy của thầy cô là cả một quá trình học hỏi chứ không phải ngày một ngày hai. Chúng em sẽ cố gắng để tạo cho mình một phong cách dạy riêng.

- Cũng sau kì thực tập thì chúng em có thêm nhiều niềm vui, nhiều kỉ niệm từ học sinh trường mà chúng em thực tập. được học sinh yêu mến Và chúng em có thêm nhiều người “bạn” mới.

2. Những mặt còn hạn chế

- Kiến thức chuyên môn còn nhiều hạn chế, nên khi đứng lớp chưa tự tin. Kỹ năng soạn giáo án chưa thành thạo. Kĩ năng viết bảng chưa tốt

- Chưa thật sự năng động, còn rụt rè, thiếu tự tin khi đứng lớp hay tổ chức các hoạt động cho học sinh vì vậy ảnh hưởng đến kết quả thực tập

- Chưa biết cách điều tiết cảm xúc, nên đôi khi xử lí các tình huống sư phạm chưa tế nhị và chưa khéo léo. Còn chưa xử lí được một số tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm cũng như giảng dạy.

- Không có nhiều thơi gian quan tâm và sát sao với lớp chủ nhiệm cho nên công tác thực tập giáo dục còn nhiều hạn chế. Chưa hiểu rõ tâm tư, tình cảm của học sinh vì vậy chưa chia sẻ được nhiều với các em mặc dù rất mong muốn. Chưa có nhiều thời gian cùng giáo viên trao đổi hết kinh nghiệm giảng dạy cũng như chủ nhiệm của lớp.

- Trong nhóm nhiều lúc còn chưa thể hiện tinh thần đoàn kết

3. Điểm số

- 19 được khen, trong đó có 2 sinh viên được đề nghị khen cấp trường, và 17 SV khen cấp khoa (danh sách kèm theo)

 

Điểm

7  -  8

8 - 9

9 - 10

Tổng

GD

1

13

67

81

%

1.2

16.1

82.7

100

Giảng dạy

0

12

67

79

%

0

15.2

84.8

100

 

 

 

 

III. Một số vấn đề cần trao đổi góp ý

- Về thời gian thực tập gặp rất nhiều khó khăn đó là: thời gian thực tập trùng với lịch học. Vì thế, một số bạn phải hủy học phần để đi thực tập không bị ảnh hưởng. Hay ngày được nghỉ thì giáo viên hướng dẫn mình không có tiết dạy phải đi thực tập vào ngày có buổi học ở trường buộc phải nghỉ học đi thực tập không thể sắp xếp khác được. Thực tập và học, cả 2 cái đều rất quan trọng, mà lịch như thế thì chúng em gặp khá nhiều khó khăn trong việc hoàn thành tốt cả 2 việc. Nên em mong rằng trường ĐHSP TPHCM, cũng như là khoa Địa lí sẽ sắp xếp và phân phối lịch học sao cho hợp lí hơn để chúng em có thể tiến hành vừa đi học vừa đi thực tập mà không ảnh hưởng xấu đến cả 2 công việc. Hơn nữa mỗi tuần chúng em cũng chỉ có thể lên trường thực tập 1 tuần 2 buổi nên không thể quan tâm nhiều đến các em học sinh lớp chủ nhiệm và giảng dạy.

- Trường cũng nên tìm những trường kiến tập tương đối gần để khoảng cách đi lại của sinh viên không quá xa, như vậy sẽ thuận lợi hơn trong việc vừa đi học vừa đi thực tập của sinh viên.

- Vấn đề các môn học của năm 2 tương đối nhẹ nhàng sang năm 3 vừa đi thực tập vừa học môn chuyên ngành cần đầu tư nhiều để có kiến thức vững chắc, như vậy giữa thực tập sư phạm và học trên trường tạo sức ép vô cùng lớn. Khoa có thể sắp xếp các học phần để dễ dàng hơn cho sinh viên trong học ở trường và đi thực tập.

- Rất mong khoa trao đổi với phòng đào tạo, nếu trong năm học 2014 – 2015 vẫn tiến hành kiến tập như năm nay thì mong nhà trường có thể thỏa thuận với trường kiến tập về việc sắp xếp thời gian, buổi học để tạo điều kiện tốt hơn cho sinh viên được công tác có hiệu quả trong thời gian dài.

- Khoa có thể mở nhiều buổi tập huấn hơn nữa để trước khi kiến tập sinh viên có cái nhìn cụ thể, rõ ràng hơn về môi trường học tập ở phổ thông để chuẩn bị kĩ lưỡng hơn trước khi kiến tập.

KHEN THƯỞNG

TT

Họ tên

Lớp

Cấp khen thưởng

1

Trần Công Luận

K37A

Cấp Khoa

2

Nguyễn Ngọc Thùy Trinh

K37A

Cấp Khoa

3

Đào Ngọc Ước

K37A

Cấp Khoa

4

Nguyễn Út Vẽ

K37A

Cấp Khoa

5

Lê Trần Quý Kim

K37A

Cấp Khoa

6

Nguyễn Thị Tuyết

K37A

Cấp Khoa

7

Đỗ Văn Hoài Thương

K37A

Cấp Khoa

8

Phạm Thị Hay

K37A

Cấp Khoa

9

Ha Ly Khuyên

K37A

Cấp Trường

10

Nguyễn Thị Diệu Hiền

K37B

Cấp Khoa

11

Trần Thị Huyền

K37B

Cấp Trường

12

Nguyễn Thị Lộc

K37B

Cấp Khoa

13

Phạm Thị Út Nhi

K37B

Cấp Khoa

14

Nguyễn Quang Thái

K37B

Cấp Khoa

15

Trương Thị Uyên

K37B

Cấp Khoa

16

Trần Thị Hải

K37B

Cấp Khoa

17

Ka Luận

K37B

Cấp Khoa

18

Trịnh Thị Kim Ngân

K37B

Cấp Khoa

19

Mang Nảm

K37B

Cấp Khoa

 



bogddt 1275359403_Portfolio 1275359468_Book 1275359498_adept_installer  hanhchinh
Tuyển Sinh
 Tuyển Dụng
 Giáo Trình
 Thư Viện Phần Mềm
Góc Cao Học