Ngôn ngữ

Vietnamese-VNFrench (Fr)简体中文English (United Kingdom)

Khoa Khoa Học Giáo Dục
Cơm cha áo mẹ chữ thầy. Gắng công mà học có ngày thành danh.
  

Kỹ năng ôn tập PDF. In Email
Thứ tư, 13 Tháng 4 2016 04:02

KN ôn bài là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài giảng của GV. Đó là hoạt động tái hiện bài giảng như xem lại bài ghi, mối quan hệ giữa các đoạn rời rạc, bổ sung bài ghi bằng những thông tin nghiên cứu được ở các tài liệu khác, nhận diện cấu trúc từng phần và toàn bài. Ban đầu, việc tái hiện bài giảng của SV dựa vào những biểu tượng, khái niệm, phán đoán được ghi nhận từ bài giảng của GV; sau đó, từ hoạt động tái nhận bài giảng, SV dựng lại bài giảng của GV bằng ngôn ngữ của chính mình, đó là những mối liên hệ logic có thể có cả kiến thức cũ và mới. Từ đó hoàn chỉnh việc tổ chức tư liệu học và đưa vào bộ nhớ.

Nếu trong quá trình ôn tập, bản thân cảm thấy quên kiến thức thì SV nên dành nhiều thời gian hơn cho việc sắp xếp tổ chức sự liên hệ giữa các phần và các khái niệm, lập đề cương và tập viết dàn bài. SV dành một khoảng thời gian ngắn hơn cho việc học thuộc tạm thời, ôn tập và tự kiểm tra. Nguyên tắc của ôn tập hiệu quả là phải để cho đầu óc thư giãn, rồi tự kiến thức sẽ trở về. Nếu muốn ôn lại bài thì hãy ôn lại sau đó 10 phút, rồi 1 ngày, 1 tuần và một tháng. Trong quá trình học, nếu SV cảm thấy mệt mỏi hay buồn chán nên đổi sang một môn học khác, hoạt động khác hoặc thay đổi môi trường học.

Khi ôn tập có thể kết hợp với việc vận dụng các kiến thức lý thuyết đã ôn để giải quyết các bài tập, điều này có tác dụng trong việc hình thành KN vận dụng tương ứng với những tri thức đã học. Từ việc tự học bài, trả lời câu hỏi, làm bài tập của GV, SV có thể tự thiết kế những loại bài tập thực hành, bài tập củng cố đơn vị kiến thức đến bài tập hệ thống hóa bài học, chương học, cũng như những bài tập vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

Nguyễn Thị Thu Huyền – Nguyễn Văn Hiến – Phương Diễm Hương

 


 Lượng Truy Cập