French (Fr)简体中文English (United Kingdom)

Trường Trung học Thực Hành-Khối chuyên ĐHSP
“Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; phát triển giáo dục mũi nhọn; rèn luyện năng lực vận dụng sáng tạo của học sinh vào thực tiễn cuộc sống”
  
Bài viết cộng tác của Giáo viên
MỘT SỐ ĐIỀU LƯU Ý KHI ÔN TẬP VÀ LÀM BÀI THI TNPT MÔN VẬT LÝ PDF. In Email
Thứ năm, 28 Tháng 4 2011 07:45

MỘT SỐ ĐIỀU LƯU Ý KHI ÔN TẬP VÀ LÀM BÀI THI TNPT MÔN VẬT LÝ

 

  1. Lập kế hoạch ôn tập

Đề thi TNPT môn vật lý theo hình thức trắc nghiệm khách quan có nội dung bao quát toàn bộ nội dung chương trình nên HS cần có kế hoạch ôn tập cả lý thuyết và bài tập từng chương. Sau khi lập kế hoạch HS cần cố gắng hoàn thành bài vở đúng theo kế hoạch đề ra và kết thúc việc ôn tập trước ngày thi ít nhất một tuần để có tâm lý và sức khỏe tốt khi làm bài. Tuần cuối trước ngày thi HS nên tập giải một số đề mẫu để rút kinh nghiệm, cũng cố kiến thức kĩ năng và khắc phục những sai sót khi làm bài.

HS cần tránh tình trạng hôm trước thức khuya học nhồi nhét, hôm sau đi thi.

  1. Học lý thuyết

HS cần thuộc kĩ các định nghĩa, các định luật và nội dung lý thuyết cơ bản. Đồng thời HS cũng cần hiểu rõ và phân biệt các kiến thức tương tự để tránh nhầm lẫn như các kiến thức về quang phổ liên tục và quang phổ vạch phát xạ, tia hồng ngoại và tia tử ngoại…HS cần tránh suy nghĩ sai lầm là thi trắc nghiệm không cần học lý thuyết.

  1. Học công thức

HS cần thuộc kĩ các công thức vật lý trong chương trình và vận dụng để giải các bài tập cơ bản. Khi học công thức vật lý HS phải hiểu rõ từng đại lượng (ý nghĩa vật lý, đơn vị …) để vận dụng một cách thích hợp và chính xác khi giải bài tập.

HS cần tránh trường hợp học và vận dụng các công thức một cách máy móc mà không hiểu  sẽ rất dễ sai.

  1. Rèn kĩ năng giải bài tập

Bài tập trắc nghiệm chỉ cần tối đa 3 bước giải là tìm được đáp án nhưng đòi hỏi HS phải giải nhanh và chính xác. Do đó HS đọc đề bài cần xác định được đại lượng nào đề bài cho và đại lượng nào cần tìm rồi lựa chọn công thức thích hợp để giải (bấm máy tính) . Tuy nhiên để giải nhanh HS cần rèn nhiều bài tập, đổi đơn vị thuần thục, tự rút ra và ghi nhớ một số kết quả để áp dụng nhanh. Khi giải bài tập vật lý HS phải hết sức lưu ý về đơn vị.

VD:

-         Dùng công thức E = m.c2 thì m phải tính bằng kg và E tính bằng J.

-         Dùng công thức E = 931,5.m thì m phải tính bằng u và E tính bằng MeV.

  1. Các bước làm bài thi TNPT môn Vật lý

Làm bài thi trắc nghiệm HS bị áp lực thời gian nên các em cần phân bố thời gian làm bài thích hợp. Đối với đề thi TNPT môn vật lý có 40 câu, thời gian làm bài 60 phút HS nên phân bố thời gian như sau:

-         20 phút đầu: HS nên làm các câu lý thuyết trước.

-         20 phút tiếp theo: HS nên làm các câu bài tập cơ bản.

-         15 phút tiếp theo: HS suy nghỉ làm các câu khó ( thường khoảng 2 câu lý thuyết HS còn phân phân và  3 bài tập hơi phức tạp ).

-         5 phút cuối HS hoàn thành bài thi.

Khi làm bài thi trắc nghiệm HS lưu ý làm xong câu nào nên tô ngay đáp án được chọn vào bài câu đó. Câu nào quá 3 phút chưa  giải phải chuyển qua giải câu khác. 5 phút cuối câu nào chưa tìm được đáp án, HS cũng phải chọn 1 đáp án nào đó tô vào bài làm cho hoàn tất bài thi.

 

Tạ Thanh Tâm (Tổ trưởng Tổ Vật lí- Trường TH Thực hành ĐHSP)

 
Kinh nghiệm làm bài thi trắc nghiệm môn Hóa PDF. In Email
Thứ sáu, 17 Tháng 12 2010 23:04

KINH NGHIỆM LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM MÔN HÓA

Điểm khác biệt giữa đề thi môn Hóa so với các môn khác là rất nhiều lí thuyết, học sinh phải nắm vững rồi mới áp dụng để làm được bài. Tuy nhiên lí thuyết môn Hóa thường không phải học thuộc lòng, nhưng phải hiểu mới vận dụng được.

Bài toán Hóa thường gắn liền với các định luật hoặc lý thuyết tổng quát, mức độ khái quát cao. Nắm tốt các lý thuyết tổng quát sẽ giúp các em làm tốt hơn 50% số câu hỏi.

Phần còn lại nằm vào các trường hợp đặc biệt cần phải nhớ hoặc cần suy luận phụ thuộc vào năng lực của từng học sinh cụ thể.

Các em nên làm đề cương và nắm chắc các lý thuyết tổng quát: các thuyết và định luật như: Thuyết nguyên tử- phân tử, thuyết electron, lý thuyết về liên kết hóa học, lý thuyết về phản ứng hóa học, thuyết điện li, thuyết cấu tạo hợp chất hữu cơ… Định luật bảo toàn khối lượng, định luật Avogadro, định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa …Ngoài ra cần phải nắm vững và thành thạo các phương pháp giải nhanh như: áp dụng định luật bảo toàn (bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn điện tích…), phương pháp dùng , phương pháp đường chéo, phương pháp dùng tăng giảm khối lượng…

Học sinh không nên học tủ bất kì phần nào mà xác định trọng tâm, nắm chắc chuẩn kiến thức kĩ năng của từng bài, nắm cấu trúc đề thi (phân phối số lượng câu hỏi / từng chương) theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.

Để làm bài trắc nghiệm môn Hóa được tốt thì học sinh chỉ cần ôn tập lý thuyết kiến thức trong sách giáo khoa (SGK). Một điều chắc chắn là đề thi không được phép ra ngoài chương trình SGK nên học sinh không cần sa đà vào các kiến thức khó ngoài SGK.

Lưu ý: Trong một số trường hợp học bài toán hóa học cho số chia không hết (ví dụ 10/3) học sinh thường làm tròn và có thể dẫn đến một kết quả sai, lời khuyên dành cho các em là nên chọn đáp án gần nhất hoặc cách hay hơn là nên tính toán với phân số.

So với số thí sinh dự thi Đại học thì số thí sinh đạt điểm tuyệt đối quả là ít nhưng không phải là không thể đạt điểm 10. Có nhiều học sinh nắm chắc kiến thức và có thể làm đúng hoàn toàn bài thi. Các em thường có những sai sót cơ bản mất 0,25-0,5 điểm và do vậy không đạt được điểm tuyệt đối. Để tránh mất 0,25-0,5 điểm đối với những câu các em nghi ngờ kết quả thì có thể kiểm tra lại kết quả (đối với câu định lượng nên thay kết quả vào; đối với câu hỏi lý thuyết thì cố gắng dùng phương pháp loại trừ).

Thêm nữa, các em không nên có tâm lý nghi ngờ đề sai (nhất là với kì thi quan trong như thi Đại học). Khi giải ra kết quả không có trong đáp án A, B, C, D thì hầu như các em đã giải sai. Bình tĩnh kiểm tra lại và loại trừ các đáp án mà các em xác định chắc chắn sai. Từ đó khả năng tìm câu trả lời sẽ cao hơn và không bị mất điểm.

Để tự tin, không bị mất bình tĩnh thì các em nên ôn tập thật tốt, nắm chắc kiến thức. Tuy nhiên, khi làm bài có thể gặp câu hỏi mà phần kiến thức đó các em học chưa kĩ, hãy bình tĩnh: bỏ qua câu đó và làm câu khác. “Đừng bao giờ làm lần lượt từ trên xuống dưới”, hãy tìm câu dễ làm trước, câu khó làm sau, không mất quá nhiều thời gian vào một câu (theo ý kiến riêng của tôi là không mất quá 2 phút cho 1 câu, sau khi giải quyết hết câu khác mà còn thời gian thì mới tập trung giải quyết các câu còn lại, còn nếu đã sát thời gian (còn <5 phút) thì nên cân nhắc, tính toán đánh “lụi” để đạt xác suất cao nhất).

Một số điểm lưu ý khi làm bài thi môn Hóa học: Viết và cân bằng phương trình hóa học nhanh, chính xác (có thể dùng phương trình ion thu gọn thay cho phương trình phân tử, dùng sơ đồ thay cho phản ứng hóa học); Tính toán bằng phân số nếu gặp số không chia hết; Triệt để sử dụng phương pháp loại trừ để thu hẹp các phương án cần lựa chọn; Cần kiểm tra lại các phương án mà các em lựa chọn.

Trần Thị Hiền- GV tổ Hóa

Có sử dụng thêm thông tin trên http://diemthi2010.com/kinh-nghiem-lam-bai-thi-trac-nghiem-dai-hoc-mon-hoa

 
Hướng dẫn LTĐH môn Văn - Dành cho người tự học PDF. In Email
Thứ sáu, 17 Tháng 12 2010 23:01

1.     Trước tiên các em phải lưu ý đến chương trình và nội dung ôn tập. Chương trình trong sách giáo khoa, nên chọn ban cơ bản, cho dễ và cho tiện. Nội dung ôn tập là văn học Việt Nam từ 1930 - 45 – sau 1975.

2.     Sau đó, các em lưu ý đến cấu trúc đề thi, tốt hơn hết là nên chọn mua quyển “Ôn luyện kiến thức theo cấu trúc đề thi – môn Văn – dùng ôn luyện thi ĐH, CĐ”, Nxb GD.

3.     Tiếp theo là các em phải có tài liệu tham khảo chuẩn. Ngoài cuốn “Ôn luyện…” trên, nhất thiết phải có SGK và sách giáo viên (rất quan trọng). Hiện nay trên thị trường có bán 2 quyển sách Tư liệu Văn 12, Nxb Gíao dục, do hai nhóm tác giả khác nhau (một quyển của thầy cô bên khoa Văn ĐHSP TP HCM biên soạn, một quyển của ĐHSP I HN), nên mua cả hai quyển. Như vậy là đủ, không cần mua sách gì nữa.

4.     Khi ra đề, người ra đề luôn căn cứ vào phần Yêu cầu cần đạt và các câu hỏi Hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa. Các em phải đọc những phần này và giả định tự mình đặt ra đề thi, sau đó căn cứ vào các tài liệu trên mà soạn ra lời giải.

5.     Phần luyện viết và giả định thi thử là không thể thiếu với người tự luyện. Vì ba lí do sau: a) Những năm nay, có đề nghị luận xã hội, với đề này, bạn không thể học thuộc lòng được; b) để viết tốt phải tự luyện thường xuyên; c) người chấm thi đại học thường chấm rất nhanh, bạn phải có cách viết văn rõ ràng và hợp lí nhất. Khi giả định thi thử, các em chọn một câu trong bộ Ôn luyện, quy định thời gian tương ứng và ngồi viết, hết thời gian thì ngừng viết, để có cảm giác đúng với cảm giác thi.

6. Nếu không phải là học sinh khá – giỏi trong viết văn, các em phải được hướng dẫn về cách viết văn chuẩn. Ngoài ra, các em phải nắm vững các thao tác mang tính kỹ năng trong việc hiểu đề, lập dàn ý, trình bày ý.

 

CHÚC CÁC EM ĐẠT KẾT QUẢ CAO

 




 Tin mới: 

Ra quân đội tuyển học sinh giỏi TP 2019

Ngày 4 – 03 – 2019, Trường trung học Thực hành ĐHSP đã có buổi họp mặt các học sinh giỏi trong đội tuyển HSG cấp TP trước ngày ra quân (đội tuyển Trường THTH gồm 106 thành viên gồm các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Địa lí, Văn, Anh). Kỳ thi học sinh giỏi cấp TP năm 2019 được tổ chức tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Trường THPT Trưng Vương, Trường THPT Bùi Thị Xuân. Đến dự có...

Kết quả cuộc thi thiết kế logo chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập Trường THTH ĐHSP TP.HCM

Kết quả cuộc thi thiết kế logo chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập Trường THTH ĐHSP TP.HCM STT Tên Lớp Giải 1 Lương Tiểu Vy 10CT Nhất 2 Văn Bội Hân 12CT Nhì 3 Văn Bội Hân 12CT Ba 4 Huỳnh Thiên Kim 10CT KK 5 Đào Võ Minh...
 

 Đang truy cập: 

Hiện có 1246 khách Trực tuyến

 Weblink 

 Truy Cập