Vietnamese-VNFrench (Fr)简体中文English (United Kingdom)

Khoa Hóa học
Department of Chemistry
  
Trang Chủ Giới thiệu
Giới thiệu
giới thiệu PDF. In Email
Thứ ba, 04 Tháng 5 2021 07:39

Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM được thành lập tháng 10 năm 1976, trong đó có Khoa Hóa học. Hiện nay, Khoa Hoá học có sáu bộ môn bao gồm Hoá Vô cơ, Hoá hữu cơ, Hoá lí, Hoá phân tích, Hoá công nghệ- Môi trường, Lí luận và phương pháp dạy học.

Đến tháng 04 năm 2020, khoa Hóa học có 31 cán bộ, trong đó có 01 phó giáo sư, 15 tiến sĩ, 13 thạc sĩ, 03 giảng viên đang làm nghiên cứu sinh trong và ngoài nước.

Sau hơn 45 năm hình thành và phát triển, hiện nay Khoa Hoá học đang phụ trách các chương trình đào tạo cử nhân (bao gồm: Sư phạm Hoá học, Hoá học) và chương trình đào tạo thạc sĩ (LL&PPDH Hoá học, Hoá Vô cơ, Hoá hữu cơ). Bên cạnh đó, Khoa Hoá học còn tham gia thực hiện các chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên.

Công tác nghiên cứu khoa học giáo dục và khoa học cơ bản luôn được quan tâm. Trong năm 2019, Khoa Hoá học dẫn đầu toàn trường về số công bố quốc tế với: 35 lượt giảng viên có tên trong 21 công bố quốc tế (SCI, ISI, SOPUS). Năm 2020, số lượng công bố quốc tế  tiếp tục tăng với tổng số công bố là 52.

Cùng với các đơn vị khác trong trường, Khoá Hoá học luôn nỗ lực phấn đấu thực hiện chung với các đơn vị khác trong Trường để có thể hoàn thành sứ mạng, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của nhà trường.

NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG QUAN TRỌNG GIAI ĐOẠN 2020- 2025

Định hướng 1. Xây dựng và kiện toàn đội ngũ

Xây dựng được đội ngũ giảng viên đáp ứng nhu cầu đào tạo và nghiên cứu. Coi sự kết nối giữa yêu cầu xã hội, hoạt động nghiên cứu khoa học với nội dung đào tạo là nhiệm vụ chuyên môn quan trọng nhất Khoa. Đến cuối năm 2025 phải có 65-70% giảng viên có trình độ tiến sĩ; bảo đảm cơ cấu giảng viên có trình độ cao phân bố đều các bộ môn; không ngừng gia tăng số bài báo có chỉ số ISI trong các lĩnh vực nghiên cứu.

 

Định hướng 2. Phát triển và đảm bảo chất lượng chương trình

Thực hiện việc phát triển và đảm bảo chất lượng các chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu xã hội. Đổi mới thực hành hóa học, thực hành nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công việc của người học và xã hội.

Đến năm 2030 Khoa có ít nhất 5 mã ngành đào tạo sau đại học, bao gồm 02 mã ngành đào tạo tiến sĩ, 03 đến 04 mã ngành đào tạo thạc sĩ.

Định hướng 3. Tăng cường cơ sở vật chất

Tranh thủ mọi điều kiện đầu tư cơ sở vật chất để đáp ứng nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Định hướng 4. Tập trung nguồn lực cho định hướng nghiên cứu trọng tâm

Tập trung nguồn lực cho ba hướng nghiên cứu trọng tâm: Lí luận & phương pháp dạy học hóa học, Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Hóa học Vật liệu.

Định hướng 5. Tăng cường kết nối và hợp tác

Chủ động hợp tác với các cơ sở giáo dục và nghiên cứu khác nhằm tăng cường chất lượng đào tạo của khoa ở cả tất cả các ngành và bậc đào tạo (Sư phạm Hóa học, Hóa học, ở cả hai bậc đại học và sau đại học).

Coi nhiệm vụ kết nối giữa Khoa với Sở GD-ĐT ở các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh thành ở phía Nam là cơ sở quan trọng để đảm bảo chất lượng đào tạo và bồi dưỡng giáo viên.

 
PDF. In Email
Thứ tư, 14 Tháng 4 2021 09:10

SƠ LƯỢC VỀ KHOA HOÁ HỌC

I. Tổ chức

  1. Đến tháng   01/5/2019, khoa Hoá học có 38 nhân sự:

+ Giảng viên: 28 (PGS: 2; TS: 17, ThS: 11)

+ Chuyên viên: 10 (9 thạc sĩ)

2.   Các bộ môn

STT

Bộ môn

STT

Bộ môn

1

Hoá lý

4

Hoá học phân tích

2

Hoá học vô cơ - Đai cương

5

Lí luận & Phương pháp dạy học

3

Hoá học hữu cơ

6

Hoá Công nghệ- Môi trường

3. Ban chủ nhiệm khoa

STT

Họ và tên

Chức vụ

Chuyên ngành

Email

1

TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Trưởng khoa

Hoá học hữu cơ Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

2

TS. Thái Hoài Minh

P. trưởng khoa

Lí luận & Phương pháp dạy học

Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

3

ThS. Nguyễn Ngọc Hưng

P. trưởng khoa

Hoá học phân tích

Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

II. Nhiệm vụ chính

1. Đào tạo bậc đại học (cử nhân), sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ)

2. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục, khoa học cơ bản và ứng dụng

3. Bồi dưỡng giáo viên cấp THPT và THCS

III. Một số mục tiêu quan trọng giai đoạn 2019- 2022

1. Đội ngũ: Tiếp tục phát triển đội ngũ đảm bảo về chất lượng, cơ cấu và số lượng đáp ứng nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu (4-5 phó giáo sư, 20 tiến sĩ).

2. Đào tạo:

- Triển khai tốt các chương trình đào tạo:

+ Bậc cử nhân: ngành Hoá học và ngành Sư phạm Hoá học

+ Bậc thạc sĩ: ngành Hoá vô cơ, Hoá hữu cơ, Lí luận và phương pháp dạy học

+ Bậc tiến sĩ: ngành Hoá học vô cơ, Hoá học hữu cơ

- Thực hiện các quy trình phát triển chương trình đào tạo đối với ngành Hoá học, bậc đại học theo định hướng kết hợp giữa kĩ thuật hoá học và nghiên cứu.

3. Cơ sở vật chất: Tranh thủ các dự án đầu tư nhằm chuẩn hoá các phòng thí nghiệm và trang bị thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học.

4. Nghiên cứu khoa học:

- Tăng số công lượng bố quốc tế (SCI, ISI, SCOPUS), trung bình 17-20 công bố/năm.

- Năm 2021: nhóm Hợp chất tự nhiên được công nhận là nhóm nghiên cứu mạnh của trường.

- Tạo các điều kiện đến năm 2022: nhóm Vật liệu được công nhận là nhóm nghiên cứu mạnh của trường.

5. Bồi dưỡng: Hoàn thành tốt nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên môn Hoá học cấp THPT và môn Khoa học tự nhiên cấp THCS trên địa bàn các tỉnh phía Nam theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học.

IV. Liên hệ

Văn phòng: phòng B505, số 280 An Dương Vương, phường 4, quận 5, TP Hồ Chí Minh.

Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. Điện thoại: 028 38352020 (108)

 




TRA CỨU ONLINE

THƯ VIỆN giaotrinh


 Hoạt động Đoàn - Hội 

Đoàn - Hội sinh viên khoa Hoá học

Đoàn - Hội sinh viên khoa Hoá học LỬA Khoa Hoá học – nơi biết bao thế hệ sinh viên đã và đang theo học, đã trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển. Đó là khoảng thời gian đủ dài để nhìn lại những gì đã làm được và những gì cần cố gắng hơn. Đó là khoảng thời gian đủ để tự hào về những điều vẫn còn nguyên giá trị và ghi nhận những đổi thay cần thiết. Công tác...