Vietnamese-VNFrench (Fr)简体中文English (United Kingdom)

Khoa Hóa học
Department of Chemistry
  
Trang Chủ Cơ cấu tổ chức Bộ môn Vô cơ - Đại Cương
Bộ môn Vô cơ - đại cương
Bộ môn Hóa Đại Cương - Vô Cơ PDF. In Email
Thứ ba, 31 Tháng 7 2012 08:39

BỘ MÔN HOÁ VÔ CƠ

(INORGANIC CHEMISTRY DIVISION)

Đội ngũ cán bộ - giảng viên:

  1. PGS.TS.GVCC. Nguyễn Anh Tiến - Trưởng Bộ môn.

  2. ThS-NCS. GV. Trần Bữu Đăng.

  3. TS. GVC. Nguyễn Thị Trúc Linh.

  4. TS. GV. Nguyễn Thị Thu Trang, Giảng viên.

  5. ThS. Ngô Thị Ngọc Loan - Giáo viên thực hành.

  6. ThS. Lê Thị Việt Hoa - Chuyên viên phụ trách Phòng thí nghiệm.

+ Các Chương trình đào tạo:

Cùng với các Bộ môn khác trong Khoa, Bộ môn Hoá vô cơ hiện đang phụ trách giảng dạy các học phần thuộc 3 Chương trình đào tạo:

  1. Cử nhân Sư phạm Hoá học.

  2. Cử nhân Hoá học.

Từ năm 2014, Bộ môn mở thêm Chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Hoá vô cơ, mã số: 8440113.

+ Một số thiết bị nghiên cứu chính:

  • Thiết bị phân tích nhiệt (TG-DSC).

  • Lò nung gia nhiệt 1200C.

  • Tủ sấy.

  • Máy đo pH.

  • Máy khuấy từ gia nhiệt.

  • Máy đo nhiệt độ nóng chảy.

  • Máy quang phổ UV-Vis, FTIR

+ Các hướng nghiên cứu chính


PGS.TS. Nguyễn Anh Tiến

Công nghệ nano đã và đang phát triển lên một tầm cao mới. Trong đó, vật liệu nano đa chức năng perovskite đất hiếm ABO3 và spinel AB2O3 đang được quan tâm nghiên cứu ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như xúc tác quang, cảm biến hoá học, vật liệu điện cực cho pin nhiên liệu rắn, các thiết bị quang từ và điện từ. Gần đây, các nhà khoa học lại quan tâm nghiên cứu ứng dụng vật liệu nano perovskite đất hiếm RFeO3 và spinel AFe2O4 làm điện cực anode cho pin sạc Li-ion.

Vật liệu nano perovskite và spinel có thể được tổng hợp bằng các phương pháp khác nhau như phản ứng pha rắn, nghiền cơ học, sol-gel, thuỷ nhiệt, vi sóng hay đồng kết tủa. Trong đó, sự cải tiến của phương pháp đồng kết tủa đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhóm chúng tôi.




Tiến sĩ Nguyễn Thị Trúc Linh đã và đang thực hiện các nghiên cứu chế tạo vật liệu composite, vật liệu lai vô cơ-hữu cơ, vật liệu xúc tác và phát triển ứng dụng các vật liệu trong xử lí ô nhiễm môi trường, pin điện hoá. Ngoài ra, bà cùng các cộng sự còn đang nghiên cứu kết hợp quá trình phytoremediation và quá trình quang xúc tác nhằm đảm bảo hiệu quả tối đa cho công nghệ xử lí nước ô nhiễm kim loại nặng.




ThS.NCS. Trần Bữu Đăng

Con người đã và đang đối mặt với nhiều vấn đề môi trường và xã hội, đặc biệt là “khủng hoảng năng lượng”. Nghiên cứu chuyển hóa và dự trữ năng lượng sạch, có thể tái tạo được đang là nhiệm vụ trọng tâm cho sự phát triển bền vững của con người. Thiết kế phân tử và phát triển các dòng xúc tác điện hóa cho quá trình sản xuất hydrogen, khử carbon dioxide thành formate và methanol là những mảng nghiên cứu chủ yếu mà Trần Bữu Đăng theo đuổi trong suốt quá trình tham gia chương trình Đào tạo Tiến sĩ.

Ngoài ta, những tác động tiêu cực từ chất lượng cuộc sống đã dẫn đến sự gia tăng số ca mắc bệnh ung thư không chỉ ở Việt Nam mà còn ở ngoài nước. Xuất phát từ những thực trạng đáng báo động, Trần Bữu Đăng còn tham gia vào những dự án liên quan đến tổng hợp các phức chất với kim loại chuyển tiếp có khả năng ức chế sự phát triển tế bào u. Các công trình này đã được tiến hành từ khi anh ấy còn là sinh viên đại học lẫn cao học viên.


Danh mục công trình qua các năm

Xem tại đây.

Cán bộ về hưu – Chuyển công tác


STT

Họ và tên

(Full name)

Học vị/học hàm

(Degree/

Academic rank)

Chức vụ cao nhất

đã đảm trách, thời gian

(Highest position hold, duration)

Một số nhiệm vụ quan trọng đã đảm trách

(Important positions hold)

1

Từ Kỳ

Tiến sỹ

PGS

Nhà giáo Ưu tú

Trưởng Khoa

(1979- 1988)

Phó Hiệu trưởng

(từ 1988)

Giảng dạy Hóa đại cương; hướng dẫn luận văn TN ĐH, Cao học; hướng dẫn cán bộ trẻ; tham gia NCKH…

Quản lý: Khoa, Trường

2

Lê Mỹ Ngữ

Tiến sĩ

Trưởng BM 1976-1977, Phó Trưởng khoa phụ trách đào tạo 1979-1988, Trưởng Trưởng khoa 1988-1993,

Phó TK công đoàn Khoa và ủy viên BCH Công đoàn trường 2 khóa

Giảng dạy Hóa Đại cương (LT, BT, TH), giảng dạy Hóa nguyên tố ( LT, TH), giảng dạy lý thuyết Hóa Vô cơ ( LT, BT). Hướng dẫn Luận văn cao học, khóa luận tốt nghiệp, dự giờ, bồi dưỡng cán bộ trẻ. Chủ biên giáo trình Hóa Đại cương và Vô cơ. Chủ trì đề tài Khoa học phần tổ đảm nhiệm.

3

Lê Công Hổ

Thạc sĩ

Trưởng phòng TN của BM 1976-1988

Giảng dạy Hóa Nguyên tố (LT, TH) Cùng với thầy Lê Ngọc Thanh Quang xây dựng phòng TN Hóa vô cơ 1976. Hướng dẫn cán bộ trẻ, tham gia viết giáo trình Hóa Nguyên tố, tham gia đề tài NCKH của BM.

4

Nguyễn Minh Hòa

CN

Trưởng BM 1997-2002, Phó Trưởng khoa 1997- 2001.

Tham gia công tác giáo vụ Trường, giảng dạy Hóa Đại cương, hướng dẫn cán bộ trẻ.

5

Lê Ngọc Thanh Quang

CN

Ủy viên BCH công đoàn     Khoa.

Giảng dạy Hóa Đại cương (LT, BT, TH). Cùng TS. Lê Mỹ Ngữ xây dựng phòng TN Hóa Đại cương 1976-1977. Biên soạn tài liệu TN Hóa Đại cương.

6

Mai Văn Ngọc

CN

-

Giảng dạy Hóa Nguyên tố (LT, BT, TH), Tổng hợp vô cơ

7

Nguyễn Thị Kim Hạnh

Thạc sĩ

-

Giảng dạy Hóa Nguyên tố (LT, BT, TH)

8

Võ Thị Hồng Tịnh

Thạc sĩ

-

Giảng dạy môn Hóa Đại cương ( LT, BT, TH)

9

Trần Thị Thu Thủy

Thạc sĩ

Phó chủ tịch công đoàn Khoa

Giảng dạy Hóa Đại cương (LT, BT, TH).

10

Chu Thị Vân

TC

Liên tục là tổ trưởng CĐ và là ủy viên BCH CĐ nhiều khóa.

Nhân viên PTN Hóa Vô cơ.

11

Lê Thị Hồng Điệp

TC

-

Nhân viên phòng TN Hóa Đại cương.

12

Chung Thành Nam

CN

Trưởng PTN

Trợ giảng Hóa nguyên tố (LT, TH).

Trưởng PTN

Đã chuyển công tác 2008

13

Phạm Quốc Bửu

CN

-

Trợ giảng môn Hóa nguyên tố (LT, TH).

Đã chuyển công tác năm 2006

14

Nguyễn Thanh Nhàn

CN

-

Nhân viên PTN.

Đã chuyển công tác 2013

15

Dương Bá Vũ

PGS.TS.

Trưởng Khoa 2010-2020

Đã chuyển công tác 2020.


 




TRA CỨU ONLINE

THƯ VIỆN giaotrinh


 Hoạt động Đoàn - Hội 

Đoàn - Hội sinh viên khoa Hoá học

Đoàn - Hội sinh viên khoa Hoá học LỬA Khoa Hoá học – nơi biết bao thế hệ sinh viên đã và đang theo học, đã trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển. Đó là khoảng thời gian đủ dài để nhìn lại những gì đã làm được và những gì cần cố gắng hơn. Đó là khoảng thời gian đủ để tự hào về những điều vẫn còn nguyên giá trị và ghi nhận những đổi thay cần thiết. Công tác...