Get Adobe Flash player

Tin Tức - Sư kiện

Sinh hoạt chi đoàn chủ điểm tháng 3/2019 - Chủ đề "Xung kích vì Thành phố - Tình nguyện vì cộng đồng"

Góp phần thực hiện chủ đề năm 2019 là "Năm Thanh niên tình nguyện" và chủ đề Tháng Thanh niên 2019 là "Tuổi trẻ Thành phố tình nguyện vì cộng đồng"

Chủ đề sinh hoạt chi đoàn chủ điểm tháng 3 năm 2019 được chính thức chọn là "Xung kích vì Thành phố - Tình nguyện vì cộng đồng"

Tuổi trẻ HCMUE thiết thực lập thành tích chào mừng đợt hoạt động cao điểm kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2019) và kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2019)

 

 

 

 

 

Tải ảnh bìa ngay tại đây.

 

Tháng Thanh niên năm 2019 đã chính thức bắt đầu tại HCMUE

Sáng ngày 24/02/2019, tại sảnh dãy nhà A - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ Đoàn Trường đã tổ chức Lễ khởi động Tháng Thanh niên năm 2019 với chủ đề “Tuổi trẻ HCMUE tình nguyện vì cộng đồng”.

Đến tham dự buổi lễ có đồng chí Mai Kim Tuyền - Phó Ban Quốc tế Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh; ThS. Nguyễn Ngọc Trung - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính; ThS. Huỳnh Công Ba - Đảng ủy viên, Trưởng phòng Công tác Chính tri và Học sinh - Sinh viên, Chủ tịch Công Đoàn, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Trường; ThS. Lâm Thanh Minh - Đảng ủy viên, Bí thư Đoàn Trường, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên và phát triển khởi nghiệp; Đ/c Nguyễn Tuấn Kiệt - Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn Trường, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Trường cùng với sự tham gia của các đồng chí trong Ban Thường vụ Đoàn Trường, Ban Thư ký Hội Sinh viên Trường, đại diện các Đoàn, Hội cơ sở trực thuộc và hơn 500 đoàn viên, thanh niên nhà Trường.

Tháng Thanh niên năm 2019 được Đoàn trường và các Đoàn cơ sở xây dựng với nhiều nội dung đa dạng, phong phú phù hợp với nhiều đối tượng đoàn viên, thanh niên, trong đó đẩy mạnh các hoạt động thực hiện chủ đề “Năm thanh niên tình nguyện”, đợt hoạt động cao điểm Kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2019), các hoạt động tiếp cận với Chương trình Giáo dục phổ thông và chương trình “Chung tay vì học sinh thân yêu” ngoài ra còn có 04 ngày cao điểm Đoàn viên cùng hành động, các Hội thi tìm hiểu truyền thống lịch sử; các hoạt động mang tính chuyên môn, chuyên ngành cao; Tổ chức đối thoại, trao đổi giữa cấp ủy Đảng, chính quyền và cán bộ Đoàn với đoàn viên, thanh niên; bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp; Lễ kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tuyên dương gương cán bộ đoàn, hội xuất sắc với hệ thống chỉ tiêu cụ thể như sau:

- 100% Chi đoàn tổ chức sinh hoạt Chi đoàn chủ điểm.

- 100% Đoàn cơ sở có ít nhất 01 hoạt động giáo dục truyền thống chào mừng 88 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2019).

- 100% Đoàn cơ sở có ít nhất 01 sản phẩm tuyên truyền hiệu quả cuộc vận động “Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn”.

- 100% Đoàn cơ sở có sản phẩm trực quan triển khai việc xây dựng giá trị mẫu hình thanh niên tại đơn vị thông qua chương trình “Perfect Student”.

- 100% Đoàn cơ sở sinh viên triển khai ứng dụng YOUTH HCMUE đến đoàn viên, thanh niên tại đơn vị.

- 80% Đoàn cơ sở tổ chức các Hội thi, buổi sinh hoạt chuyên đề tìm hiểu về Chương trình Giáo dục Phổ thông.

- 80% Chi đoàn tổ chức được 01 hoạt động tình nguyện.

- Tổ chức ít nhất 01 chuyên đề về giáo dục khởi nghiệp.

- Triển khai, đăng ký 150 ý tưởng sáng tạo, sáng kiến của đoàn viên, thanh niên tại đơn vị trên Cổng thông tin Ý tưởng sáng tạo thành phố Hồ Chí Minh.

- Phát triển mới ít nhất 150 đoàn viên mới.

- Giới thiệu 05 Đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp.

Cũng trong chương trình buổi lễ khởi động, Ban Thường vụ Đoàn Trường cũng đã tổ chức cho đại diện các Đoàn cơ sở trực thuộc Đoàn Trường cũng đã thay mặt 12.000 đoàn viên, thanh niên nhà trường tiến hành ký cam kết thực hiện cuộc vận “Mỗi đoàn viên, thanh niên HCMUE có 1 hành động thiết thực trong bảo vệ môi trường”.

Ngay sau lễ khởi động, hàng trăm đoàn viên, thanh niên của Trường đã bắt tay ngay vào những công việc đầu tiên của Tháng Thanh niên năm 2019 với những Hội thi và hoạt động thiết thực trong ngày cao điểm đoàn viên cùng hành động với chủ đề "Tuổi trẻ Sư phạm tình nguyện vì thành phố sạch và giảm ngập nước": Hội thi thiết kế sản phẩm cổ động phân loại rác tại nguồn với các hình thức: Tranh vẽ màu nước, tranh thủ công và Sản phẩm inforgraphic; Hội thi “Lớp học xanh - Sáng tạo cùng vật liệu tái chế” và Ngày cao điểm "Hành động nhỏ - Ý nghĩa lớn"

Với không khí tưng bừng cùng với nhiệt huyết tuổi trẻ của hơn 12.000 sinh viên HCMUE, chúng ta tin rằng Tháng Thanh niên 2019 sẽ diễn ra thành công, đem lại nhiều hoạt động bổ ích, thiết thực cho đoàn viên, thanh niên tại đơn vị.

Hình ảnh: HCMUE Media

Bài viết: Ban Thông tin - Truyền thông Đoàn Trường.

Người mẹ động viên con ra trận năm 1979

Khi cuộc chiến chống quân bành trướng Trung Quốc đang diễn ra ác liệt, có một người mẹ viết thư động viên con trai bám trụ trận địa, quyết tâm chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.

Khi thực hiện loạt bài về 40 năm cuộc chiến vệ quốc tháng 2-1979, trong cuộc nói chuyện, đại tá Nguyễn Văn Khuỳnh (nguyên chính ủy Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn, cựu chiến binh Sư đoàn bộ binh 337 - Quân khu 4) bất ngờ kể về một người mẹ ở Nghệ An với lá thư hoàn toàn bằng thơ viết gửi ra chiến trường động viên con trai mình chiến đấu.

Lá thư đặc biệt gửi ra chiến trường

40 năm trước, khi đọc lá thư ấy, chiến sĩ Nguyễn Văn Khuỳnh ấn tượng đến nỗi ông thuộc luôn cả bài thơ dài, cho đến 40 năm sau, ở tuổi 61, ông vẫn nhớ rành rọt.

 

"Sau này tôi tìm hiểu được biết bà mẹ có viết tay bài thơ trước trong sổ rồi chép lại gửi thư. Khi chép lại bà có chỉnh sửa một số câu, từ" - đại tá Khuỳnh cho biết.

 

Ông nhớ lại: "Khi đó tôi đang là nhân viên ban tổ chức sư đoàn, đi đến các đơn vị ở mặt trận động viên bộ đội thì nhận được lá thư của một người mẹ tên Phạm Thị Đào, địa chỉ ở Nghệ An, gửi cho con trai tên Văn Đức Tuấn.

 

Tuấn là chiến sĩ của đơn vị tôi, đang chiến đấu ở mặt trận Lạng Sơn. Khi mở ra kiểm tra, chúng tôi rất bất ngờ.

Bà mẹ viết thư hoàn toàn bằng thơ, dạng gần như lục bát vậy. Bà kể lại câu chuyện về cuộc đời mình: mất chồng 27 tuổi, nhà bị giội bom tan nát hết, một mình nuôi con 14 năm đến năm 18 tuổi thì cho con đi bộ đội.

 

Người mẹ ấy anh hùng lắm. Bà không xin cho con trai mình về mà lại động viên con cùng đồng đội chiến đấu đánh đuổi bọn bành trướng.

 

Bà còn nhắn nhủ nhờ các anh em chỉ huy, đồng đội kèm cặp, chỉ bảo con trai mình".

 

Lá thư đặc biệt ấy viết bằng thơ, gồm 112 câu, đề "Kính gửi Ban chỉ huy Lạng Sơn, Đại đội 5", bắt đầu bằng lời giới thiệu: "Tôi là mẹ của Văn Đức Tuấn/ Quê Quỳnh Lưu Nghệ Tĩnh vốn xưa nay".

 

Bà cho biết: "Tính đến nay đã bốn trăng rồi/ Lòng xao xuyến bồi hồi không yên dạ/ Ngày đơn vị chuyển quân đi xa quá/ Toàn anh em, đồng đội, cả chỉ huy/ Đường hành quân đành phải ra đi/ Tới Cao Lạng tức thì chiến đấu/ Tuấn con tôi tuổi còn thơ ấu/ Xa gia đình trả nợ máu cho cha...".

Sau khi kể về hoàn cảnh gia đình, người mẹ bày tỏ sự lo lắng vì con trai mình vẫn còn nhỏ dại và gửi gắm con trai cho các anh trong ban chỉ huy đơn vị:

 

Khi ở nhà mẹ dặn mẹ dò

 

Giờ xa cách ai bày cho em được

 

Sức thì yếu, trí còn non nớt

 

Chưa biết gì tính trước suy sau

 

Sẽ gặp khi mưa nắng dãi dầu

 

Còn lo ngại có câu gì va vấp...

 

Nhờ chỉ huy ngày đêm kèm cặp

 

Dạy bảo em học tập, vững lòng

 

...

 

Tôi là người mẹ đẻ xưa nay

 

Giờ xa cách nhờ các anh giúp đỡ

 

Em thiếu sót nhờ các anh chỉ lối

 

Tôi yên lòng để khỏi nỗi âu lo

 

Nhờ các anh mở rộng lòng cho

 

Để thay mẹ dặn dò em công tác

 

Đừng để em đi sai đường, hướng lạc

 

Trở thành người tệ bạc của quân nhân".

 

Gần cuối thư, người mẹ gửi lời chúc đến các cán bộ, chiến sĩ toàn đơn vị: "Chắc tay súng giữ lấy đất trời/ Khi có lệnh sẵn sàng chiến đấu" và động viên bộ đội: "Vui vui lên cho thế hệ ngày mai/ Lứa tuổi non vui khỏe, đời dài".

 

Thấy lá thư quá hay, thượng sĩ Nguyễn Văn Khuỳnh báo cáo với đại tá Nguyễn Chấn - chính ủy Sư đoàn 337.

 

Quá khâm phục trước tinh thần sẵn sàng hiến dâng cả đứa con mình cho Tổ quốc của người mẹ xứ Nghệ, đại tá Nguyễn Chấn chỉ đạo phổ biến lá thư trong toàn đơn vị để động viên tinh thần bộ đội và để cán bộ, chiến sĩ học tập tinh thần quả cảm, anh hùng của người mẹ Nghệ An.

 

Khí chất của bà mẹ xứ Nghệ

 

40 năm sau.

 

Một ngày mùa đông đầu năm 2019, chúng tôi về huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), quyết tâm tìm cho được bà Phạm Thị Đào.

 

Bà vẫn còn sống và hiện đang ở thị xã Hoàng Mai. Ở tuổi 81, bà vẫn rất khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thần thái tinh anh.

 

Hỏi chuyện về lá thư đặc biệt ấy, cụ Đào cười rổn rảng: "Hồi đó thấy 4 tháng trời mất tin con, không nhận được thư từ gì, tui lên Nghi Lâm (một xã thuộc huyện Nghi Lộc - PV) hỏi thăm thì mới biết đơn vị con chuyển đi đâu rồi.

 

Hỏi dân làng, dân làng nỏ (không) biết. Sau ông bác tui cũng là bộ đội ở sư đoàn nói hắn ra Lạng Sơn chiến đấu đánh quân bành trướng Trung Quốc, tui mới biên thư động viên con, gửi bài thơ ni ra Lạng Sơn.

 

Tui không biên thư bình thường mà làm thơ. Tui thích làm thơ, dễ đọc...".

 

"Tui cho con đi bộ đội để trả nợ máu cho cha", cụ Đào bất ngờ nói.

 

Và câu chuyện về cuộc đời người phụ nữ mạnh mẽ, kiên cường ấy hóa ra lại là chuỗi tháng năm đầy sóng gió, truân chuyên.

 

21 tuổi lập gia đình. 27 tuổi góa chồng. Trong kháng chiến chống Mỹ, chồng bà, ông Văn Đức Huấn, là cán bộ bưu điện Nghệ An, trên đường đi làm nhiệm vụ thì hi sinh.

 

Khi đó, Văn Đức Tuấn, con trai đầu lòng của bà mới 4 tuổi. Không lâu sau đó, căn nhà của bà bị bom giội tan nát hết.

 

"Nỏ còn cái gì ăn! Đến cái mảnh quần mảnh áo cũng không có để mặc, cái bát mẻ cũng không có mà ăn. Tui phải đi xin từng miếng ăn, từng cái áo cái quần cũ" - cụ Đào nói.

 

Nuôi con 14 năm, khi con 18 tuổi, bà cho con nhập ngũ. Trong thời gian con trai huấn luyện tân binh ở Nghi Lâm, bà đã lên đơn vị thăm con một lần và rất yên tâm khi thấy chỉ huy đơn vị tận tình còn con trai thì trưởng thành hơn.

 

Ngày 8-11-1978, bà viết thư bằng thơ gửi về Nghi Lâm động viên con: "Con ngày đêm lo việc luyện quân/ Sự sớm tối quây quần bên bè bạn/ Hãy tuân lệnh cấp trên giao phó/ Con đừng nên ương bướng không hay".

 

Không bao lâu sau khi con trai nhập ngũ, đầu năm 1979, chiến tranh biên giới phía Bắc xảy ra. 19 tuổi, Văn Đức Tuấn cùng đơn vị hành quân thần tốc ra miền Bắc để chiến đấu chống quân bành trướng.

 

Năm 1982, anh Văn Đức Tuấn xuất ngũ trở về. "Về mà hắn gầy, răng rụng mất 3 cái lúc đánh nhau với quân Trung Quốc. Năm 1983 hắn cưới vợ. Năm 2008 thì hắn mất vì bệnh..." - cụ Đào cho biết.

 

Không chỉ sẵn sàng hiến dâng đứa con của mình cho Tổ quốc, bản thân bà Đào khi còn trẻ, thanh xuân của bà cũng làm nhiều việc vì đất nước: tham gia dân công hỏa tuyến từ khi 18 tuổi.

 

Năm 2001, bà Đào được Chủ tịch nước Trần Đức Lương tặng Huy chương kháng chiến hạng nhì vì thành tích trong kháng chiến chống Mỹ.

 

MY LĂNG (Tuổi Trẻ Online)

Nhiều sinh viên viết thư bằng máu xung phong ra mặt trận

Ngay sau ngày 17/2/1979, khi Trung Quốc xâm lược nước ta, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã kêu gọi thanh niên, sinh viên sẵn sàng gác bút nghiên lên đường bảo vệ Tổ quốc. Khí thế chống giặc ngoại xâm sục sôi trong đoàn viên thanh niên tại nhiều địa phương, nhiều trường đại học…

Hàng vạn thanh niên xuống đường

Với nhiều người nguyên là cán bộ Đoàn sau 40 năm qua vẫn nhớ như in từng khoảnh khắc của sự kiện ngày 17/2/1979. Hàng vạn thanh niên, học sinh, sinh viên Hà Nội và nhiều tỉnh thành phố sục sôi khí thế phản đối quân xâm lược, hưởng ứng các hoạt động do Đoàn Thanh niên phát động.

Ông Phạm Văn Tú, nguyên Quyền Trưởng ban Tuyên huấn Thành đoàn Hà Nội năm 1979 cho hay, với ông những kỷ niệm về những ngày vận động thanh niên mít tinh, viết thư phản đối quân Trung Quốc xâm lược sẽ không bao giờ quên. “Trên báo Tiền Phong liên tục đưa tin về tình hình chiến sự và các hoạt động của Đoàn Thanh niên hướng về mặt trận. Đoàn diễu hành của thanh niên Hà Nội đi qua nhiều tuyến phố. Hàng vạn thanh niên, sinh viên tập trung tại quảng trường cách mạng Tháng Tám biểu dương lực lượng thể hiện quyết tâm chống giặc ngoại xâm”, ông Phạm Văn Tú kể lại.

Ông Lưu Minh Trị, nguyên Phó Bí thư thường trực Thành đoàn Hà Nội, Trưởng Ban quản lý di tích lịch sử kháng chiến Pháo đài Láng cho biết: “Thời điểm năm 1979, tôi là Phó Bí thư thường trực Thành đoàn Hà Nội.Trước thời điểm 17/2, nhà cầm quyền Trung Quốc khi đó triển khai quân ồ ạt tấn công các tỉnh dọc tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Họ đã có nhiều hành động gây rối, chống phá biên giới Việt Nam. Đảng ta có những dự liệu, Thành ủy Hà Nội nhận được chỉ thị của trung ương động viên nhân dân sẵn sàng tham gia chiến đấu bảo vệ biên cương, lãnh thổ”.

Ngày 17/2, 60 vạn quân Trung Quốc đã đồng loạt tấn công nhiều tỉnh biên giới phía Bắc. Chỉ sau mấy ngày Thành đoàn Hà Nội phát động thanh niên Thủ đô lên đường nhập ngũ, chi viện cho biên giới phía Bắc.

Xây dựng phòng tuyến sông Cầu

Hà Nội thành lập bốn tiểu đoàn bộ đội địa phương, trong đó có tiểu đoàn Đông Anh do đồng chí Bí thư huyện Đoàn Nguyễn Văn Tiền làm tiểu đoàn trưởng hành quân lên biên giới. Các tiểu đoàn này chủ yếu là đoàn viên thanh niên. Bốn tiểu đoàn này được đồng chí Lương Văn Nghĩa đến động viên, anh em hừng hực khí thế.

Hà Nội tổ chức lực lượng chuẩn bị xây dựng phòng tuyến Sông Cầu. Kế hoạch đào hầm, đào hào của phòng tuyến để chuẩn bị tình huống quân xâm lược đánh sâu vào nước ta. Phòng tuyến gồm các huyện Đông Anh, Gia Lâm nối sang Từ Sơn của Bắc Ninh, do đồng chí Lương Văn Nghĩa, Bí thư Thành Đoàn làm chính ủy lực lượng xây dựng phòng tuyến sông Cầu; ông Hoàng Huy Giao - Phó chủ tịch phụ trách xây dựng làm Tư lệnh. Phòng tuyến Sông Cầu đã chuẩn bị huy động lực lượng hàng nghìn đoàn viên thanh niên tham gia.

Hà Nội tổ chức lực lượng địa phương chi viện cho tiền tuyến biên giới phía Bắc. Thành uỷ Hà Nội, Quân khu Thủ đô phát động đến các quận huyện, tổ chức Đoàn thanh niên chuẩn bị sẵn sàng chi viện sức người sức của cho nhân dân, bộ đội tiền tuyến.

Ông Lưu Minh Trị cho biết thêm, sau thời điểm Trung Quốc rút quân, Đoàn thanh niên vẫn tổ chức các đoàn động viên cán bộ và chiến sĩ, nhân dân biên giới phía Bắc sẵn sàng chiến đấu nếu nhà cầm quyền Trung Quốc tiếp tục đưa quân sang. Tôi trực tiếp tổ chức đoàn mang một số nhu yếu phẩm lên Hà Giang, Cao Bằng vào thời điểm tháng ba sau khi Trung Quốc đã rút quân.

Ðoàn TNCS HCM ra tuyên bố

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Đặng Quốc Bảo, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giai đoạn 1976-1979 cho biết, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều hoạt động trên phạm vi cả nước cổ vũ thanh niên lên đường bảo vệ tổ quốc. Cũng theo ông Đặng Quốc Bảo, thời gian đó nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là quan trọng bậc nhất mà thanh niên phải quan tâm.

Tuyên bố của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Hội Liên hiệp học sinh đại học Việt Nam có đoạn viết: “…Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Ủy ban trung ương Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam, Ủy ban trung ương Hội liên hiệp học sinh đại học Việt Nam, thay mặt cho 25 triệu đoàn viên, thanh niên và thiếu niên, nhi đồng trong cả nước hoàn toàn ủng hộ Tuyên bố ngày 17-2-1979 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của những người cầm quyền Trung Quốc.

Trong giờ phút nghiêm trọng hiện nay, thế hệ trẻ Việt Nam, nguyện tuân theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, siết chặt đội ngũ chung quanh Đảng cộng sản Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyết chiến đấu và chiến thắng. Các thế hệ trẻ trong các thời kỳ lịch sử trước đây đã cùng nhân dân đánh tan tác những đạo quân xâm lược lớn của phong kiến Nam Hán, Tống, Nguyên, Mông, Minh, Mãn Thanh, và đánh bại những cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc sừng sỏ. Thế hệ trẻ thời đại Hồ Chí Minh, phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, quyết không để bất cứ kẻ nào động dến một tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Chúng ta kiên quyết giáng trả bọn xâm lược những đòn trừng phạt đích đáng, viết tiếp những trang sử oanh liệt của dân tộc...

 

MINH TUẤN - XUÂN TÙNG (Báo Tiền Phong)

ĐÊM NHẠC VÀ ĐẤU GIÁ GÂY QUỸ THANH ÂM MÙA XUÂN 2 – NỐT “THĂNG” CỦA TÌNH NHÂN ÁI TẠI TRƯỜNG SƯ PHẠM

Tối ngày 17/01/2019, tại cơ sở chính 280 An Dương Vương Quận 5, trường Đại học Sư phạm TP.HCM, Chương trình Văn nghệ và Đấu giá gây quỹ “THANH ÂM MÙA XUÂN 2” đã diễn ra rất ý nghĩa, thành công và không kém phần sâu lắng. Đồng hành cùng chương trình có ca sĩ-diễn viên Jun Phạm, nhóm nhạc Mắt Ngọc, ca sĩ Bạch Công Khanh và 2 MC Huy Bùi, Phương Uyên.

Chương trình là một trong các hoạt động trọng điểm của chiến dịch Xuân tình nguyện lần thứ 11, năm 2019 của Hội Sinh viên Việt Nam Trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh cùng với các hoạt động sôi nổi của các đội hình thường trực trên địa bàn các các tỉnh Ninh Thuận, Đắk Nông, Bình Phước, Trà Vinh, Tây Ninh … và các đội hình Tết bạn bè, Xuân sẻ chia, Tết trẻ thơ, Xuân chiến sĩ…

Đêm nhạc “THANH ÂM MÙA XUÂN 2” với những tiết mục đặc sắc từ CLB Văn hóa Nghệ thuật và các ca sĩ khách mời đã làm nóng không gian của Hội trường và mang mùa xuân về sớm tại Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Bạn Như Quỳnh, sinh viên năm 4 chia sẻ: “Tụi mình là sinh viên năm cuối, vậy nên cảm ơn chương trình đã giúp tụi mìnnh có dịp cùng nhau quây quần, thư giãn sau kỳ thi học kỳ căng thẳng, cùng nhau “quẫy” trong những giai điệu sôi động và đặc biệt là góp một phần nhỏ vào những món quà Tết dành cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn nữa.”

Tiểu phẩm Cải lương "An Tư công chúa"

Tại chương trình, Ban Tổ chức cũng đã tiến hành đấu giá các sản phẩm handmade do chính tay các bạn sinh viên Sư phạm thực hiện như: Tranh thư pháp, Chậu hoa voan Mai - Đào, Tranh gạo, Tranh 3D hoa và thư pháp. Toàn bộ nguồn thu từ Đêm nhạc và Đấu giá gây quỹ sẽ được dùng để hỗ trợ, tặng quà, học bổng dành cho các bạn sinh viên kém may mắn, có hoàn cảnh khó khăn, góp phần mang đến một mùa xuân ấm áp cho các bạn xa nhà không về quê đón Tết. Các sản phẩm nhận được rất nhiều sự quan tâm và ủng hộ của quý thầy cô, quý mạnh thường quân, quý phụ huynh, cựu sinh viên và sinh viên nhà trường, …

Các sản phẩm được đấu giá gây quỹ được thực hiện bởi sinh viên Sư phạm.

Là một trong những sinh viên được trao học bổng nhân dịp đầu xuân mới, Huỳnh Trúc Phương – sinh viên năm nhất khoa Tâm lý học chia sẻ: “Cảm ơn chương trình vì đã mang đến cho Phương hình ảnh của gia đình thân yêu bên chiếc tàu cũ với bố mẹ và em gái vì đã lâu lắm rồi Phương chưa có cơ hội về thăm gia đình. Phương sẽ tiếp tục nỗ lực để theo đuổi ước mơ con chữ tại mái trường Sư phạm trong niềm tin yêu, động viên của thầy cô, bạn bè.”, tại chương trình, Hội sinh viên Trường đã trao tặng Trúc Phương phần quà Tết và học bổng trị giá 5.000.000.

Trúc Phương không may mắn bị giảm thị lực từ bé và lớn lên trên con thuyền cũ là “gia tài” duy nhất, nơi ở, phương tiện mưu sinh của cả gia đình. Tuy vậy, Phương vẫn cố gắng không ngừng vượt lên số phận và đang là sinh viên tại trường ĐH Sư phạm Tp.HCM.

Kính mời quý vị xem một số hình ảnh tại chương trình:

Ca sĩ Jun Phạm

Nhóm Mắt Ngọc

Ca sĩ Bạch Công Khanh

Ca sĩ Bảo Đinh và Nhóm múa Câu lạc bộ Văn hóa Nghệ thuật Trường Đại học Sư phạm TP. HCM

Trao quà Tết cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.


Các bài viết khác...

Câu lạc bộ - Đội - Nhóm

Chuyên Mục

 

 

 

 

 

Lượt truy cập

Phần mềm thi thử bằng lái xe A1