Lịch công tác

 
Tháng Năm 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
29 30 1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31 1 2

Đăng Nhập

 



Khóa bồi dưỡng chuyên đề “Luyện Chữ Đẹp”

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thông báo chiêu sinh Khóa bồi dưỡng chuyên đề “Luyện Chữ Đẹp” tổ chức tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Thông tin chi tiết xin xem tại đây.


PTN AILab tuyển sinh viên cho dự án KHAN

PTN AILab tuyển sinh viên cho dự án KHAN (tạo bài giảng môn toán từ lớp 1-6)

Phòng thí nghiệm AILab trực thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG–HCM là nơi thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực Trí tuệ Nhân tạo, Giáo dục và Y tế.

Nhằm triển khai đề tài ứng dụng MOOC do Lãn sự quán Hoa Kỳ tài trợ, PTN AILab ra thông báo tuyển dụng như sau:

I. Mô tả công việc:

Tạo video giải các bài tập mẫu môn toán từ lớp 1 đến lớp 6 bằng tiếng Việt.

II. Số lượng tuyển dụng: 5 người, ưu tiên nữ.

III. Đối tượng:

- Sinh viên hoặc học viên Cao học (ưu tiên cho SV ngành Toán, CNTT).

V. Thời gian và địa điểm làm việc: linh động (làm việc tại nhà hoặc PTN AILab)

VI. Quyền lợi:

- Mức lương dự kiến: thoả thuận theo sản phẩm (từ 2 đến 5tr/tháng).

- Được đào tạo, huấn luyện và tham gia làm trợ giảng ở giai đoạn sau của dự án.

Sinh viên, học viên quan tâm vui lòng gửi CV, và bảng điểm tới địa chỉ email: ailab@.hcmus.edu.vn trước ngày 04/06/2017. PTN AILab chỉ liên hệ phỏng vấn với những ứng viên đủ tiêu chuẩn.


Liên hệ với nhà trường

+ Khoa Giáo dục Tiểu học

Trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh

280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 135

Website: http://khoagdth.hcmup.edu.vn

Email: khoagdth@hcmup.ede.vn


+ Phòng Đào tạo

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 143


+ Phòng Sau đại học

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 181, 182, 183, 184

Website: http://sdh.hcmup.edu.vn

Email: phongsdh@hcmup.ede.vn


Hội thi “Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ IX, năm 2016 -2017”

Ngày 27 tháng 7 vừa qua, tại Sở Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã diễn ra vòng thi thuyết trình của Hội thi “Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ IX, năm 2016 -2017”. Tại hội thi, các thí sinh lần lượt trưng bày và thuyết trình bảo vệ sản phầm của mình trước hội đồng chuyên môn. Một số sản phẩm kỹ thuật có tính sáng tạo và tính ứng dụng cao đặc biệt trong việc dạy và học tại các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông…

 

Hội đồng chuyên môn chấm thi ngoài sự có mặt của thầy cô các trường Trung học cơ sở, Trung học Phổ thông thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu còn có sự góp mặt hỗ trợ của thầy Thạc sĩ Trần Đức Thuận và Thạc sĩ Phạm Phương Anh thuộc khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đảm bảo sự đánh giá chính xác chuyên môn và tính khách quan cho hội thi.

Hội thi năm nay được đánh giá cao về tính kỹ thuật và sự sáng tạo cho thấy chất lượng Hội thi được nâng dần lên qua mỗi năm. Một số sản phẩm tập trung vào việc hỗ trợ dạy và học cho giáo viên như, mô hình miêu tả vòng tuần hoàn của nước, mô hình nhà máy Thủy điện, quy trình xử lý nước, bàn học đa năng…

Bên cạnh đó, một số sáng tạo kỹ thuật mang yếu tố bảo vệ môi trường thông qua các mô hình được thiết kế kỹ thuật bằng những vật liệu tái chế như thìa, ống hút, đĩa CD cũ.

 

Hội thi “Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần IX” là cơ hội để các giáo viên, các nhà kỹ thuật giao lưu học hỏi và trình bày những ý tưởng cũng như các sáng tạo kỹ thuật. Qua hội thi, một số ý tưởng kỹ thuật đột phá được các sở ngành như sở Khoa học kỹ thuật, phòng thiết bị dạy học sở giáo dục đào tạo quan tâm và đặt hàng, tạo điều kiện ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào dạy học tại các trường học.


LSIS

Hệ thống Giáo dục Những ngôi sao nhỏ LSIS, một trong những đơn vị tài trợ cho Hội thảo Quốc tế về Didactic Toán lần thứ VI

http://ngoisaonho.edu.vn/


Trang ChủNghiên cứuHội nghị - Hội thảo  


Hội thảo chuyên đề "PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC STEM KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG 2018" (SL - STEM 2018) (11.12.2018 - 12.12.2018) PDF. In Email
Thứ năm, 13 Tháng 12 2018 08:41

Hội thảo chuyên đề "PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC STEM KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG 2018" (SL - STEM 2018) (11.12.2018 - 12.12.2018)

1st International Symposium on Community Based Learning (Service Learning) and STEM Education 2018

Từ 11/12 đến 12/12, tại Hội trường I trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) đã diễn ra Hội thảo Quốc tế chuyên đề “Phát triển Giáo dục STEM kết nối cộng đồng 2018” lần thứ nhất.

Đến dự buổi Hội thảo có sự tham dự của các chuyên gia: GS. Ronaldo Paul Munck và cô Joanna Ozarowska đến từ  Trường Đại học Tổng hợp Dublin, Ai len; GS. Hon-Ming Lam đến từ Trường Đại học Trung văn Hương Cảng, Hồng Kông, GS. Young-shin Park đến từ Đại học Chosun, Hàn Quốc đồng thời là chủ tọa các phiên báo cáo. Ngoài ra, Hội thảo còn có sự tham gia của các diễn giả TS. Kazi K. Shahidullah, cô Joanna Ozarowska, GS. Yu-Chuan Yang, ThS. Nguyễn Lâm Hữu Phước, ThS. Ngô Thúy Anh, thầy Hoàng Trung Hiếu, cô Đào Thị Hồng Quyên, cô Nguyễn Thị Thúy Hằng và thầy Nguyễn Quyết Thắng cùng các đại biểu đến từ các cơ quan, đơn vị cộng đồng, đối tác liên kết, các giảng viên, sinh viên, học sinh, những người quan tâm đến các hoạt động Nghiên cứu Khoa học và hỗ trợ Cộng đồng.

Tại buổi Hội thảo, báo cáo mở đầu của Giáo sư Ronaldo Paul Munck giúp người nghe có cái nhìn tổng quát về sự phát triển của giáo dục STEM và học tập phục vụ cộng đồng, bài báo cáo của thầy Nguyễn Quyết Thắng về “Những ảnh hưởng tích cực của nhóm SL – STEAM đến cộng đồng của học sinh khiếm thị” đã đưa ra những minh chứng tích cực cho dự án Giáo dục STEM kết nối cộng đồng. Những hoạt động giáo dục mang lại những hiệu quả thiết thực giúp những người khiếm thị, những người có hoàn cảnh khó khăn và những cộng đồng đang cần đến sự giúp đỡ những hỗ trợ về kinh tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng… và cùng với đó những người tham gia các hoạt động cũng học hỏi được những kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế, hữu ích cho cuộc sống; đôi bên cùng phát triển.

Giáo sư Ronaldo Paul Munck

Nhóm nghiên cứu giáo dục khoa học của khoa Giáo dục Tiểu học bao gồm TS. Ngô Thị Phương, ThS. Đỗ Thị Nga, ThS. Nguyễn Lâm Hữu Phước, ThS. Lê Tống Ngọc Anh và ThS Phạm Phương Anh đã tham gia Hội thảo với chủ đề báo cáo “Tận dụng các vật liệu tái chế để thiết kế các dự án STEM nhỏ dạy học “Các chủ đề về không khí””. Đại diện nhóm, ThS. Nguyễn Lâm Hữu Phước đã giới thiệu một số dự án STEM phục vụ cộng đồng đã thực hiện, đồng thời chỉ rõ mối liên hệ giữa dự án dạy học mà nhóm đang thực hiện với thực tế cuộc sống xã hội - cộng đồng, cách tiếp cận dạy học nhằm phát triển các kỹ năng cho người học đồng thời nâng cao sự nhận thức về bảo vệ môi trường của học sinh cũng như cộng đồng.

Buổi Hội thảo đã diễn ra thành công tốt đẹp với rất nhiều những báo cáo liên quan đến giáo dục STEM kết nối cộng đồng, các chia sẻ kinh nghiệm xây dựng các mô hình dạy học theo định hướng này và tạo được nhiều cơ hội kết nối với các chuyên gia, học giả, những nhà nghiên cứu giáo dục, các cộng đồng đang cần sự hỗ trợ.

Mong rằng với thành công lần này, dự án Giáo dục STEM kết nối cộng đồng sẽ phát triển, mở rộng và ngày càng lan tỏa sức ảnh hưởng đến cộng đồng, những người quan tâm góp phần vào việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.

 
Hội nghị "Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2014 - 2015" PDF. In Email
Thứ năm, 14 Tháng 5 2015 02:23

Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2014 - 2015, Khoa Giáo dục Tiểu học sẽ tổ chức vào 7h00 sáng thứ 3 ngày 12 tháng 5 năm 2015 tại Giảng đường D với chương trình cụ thể như sau:

  • 7g00 – 7g30 : chuẩn bị, đón tiếp đại biểu.
  • 7g30 – 7g40: Chủ tọa thông báo chương trình Hội nghị.
  • 7g40 – 7g55: Báo cáo “Trò chơi học tập hỗ trợ hình thành biểu tượng số và phép cộng trong phạm vi 10 cho học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập” – Nguyễn Minh Khôi (nhóm trưởng) – K38.
  • 7g55 – 8g10: Báo cáo “Xây dựng bài tập trò chơi đọc hiểu có ứng dụng công nghệ thông tin cho học sinh lớp 1” – Lê Thị Lan Thanh – K37.
  • 8g10 – 8g25: Báo cáo “Trò chơi học tập hỗ trợ đọc viết cho học sinh lớp 1 thiểu năng trí tuệ học hòa nhập” – Nguyễn Thị Quế Thanh – K37.
  • 8g25 – 8g40: Báo cáo “Tác động của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên Khoa Giáo dục tiểu học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh” – Nguyễn Thị Kiều Oanh (nhóm trưởng) – K39.
  • 8h40 – 8h55: Báo cáo “Đặc điểm âm lời nói của trẻ em 5;0 – 6;11 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh” – Nguyễn Trần Diễm Kiều (nhóm trưởng) – K38.
  • 8h55 – 9h10: Báo cáo “Việc tiết kiệm tiền của học sinh trường tiểu học Lê Văn Sỹ, Thành phố Hồ Chí Minh” – Bùi Nguyễn Bích Thy (nhóm trưởng) – K39.
  • 9h10 –  9h25: Giải lao.
  • 9h25 – 9h40: Báo cáo “Lỗi chính tả Tiếng Việt của học sinh lớp 1 dân tộc Chăm (ở một số trường tiểu học Thuận Nam, Ninh Thuận) – Phạm Thị Thu Nga ( nhóm trưởng) – K39.
  • 9h40 – 9h55: Báo cáo “Lỗi chính tả của học sinh lớp 2 người K’ho” – Touneh Sang Hồng Nguyện (nhóm trưởng) – K39.
  • 9h55 – 10h10: Chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu khoa học của cựu sinh viên.
  • 10h10 – 10h25: Báo cáo “xu hướng đọc sách của học sinh cuối cấp tiểu học” – Trần Thị Thiên Thanh (nhóm trưởng) – K39.
  • 10h25 – 10h40: Báo cáo “Xây dựng trò chơi học tập hỗ trợ mở rộng vốn từ cho hs lớp 1 theo hướng tích hợp” –  Nguyễn Thị Quý (nhóm trưởng) – K37.
  • 10h40 – 10h55: Báo cáo “Bài tập đa giác quan cho trẻ chậm phát triển trí tuệ” – Mai Vũ Phương Thanh – K37.
  • 10h55 – 11h30: Chủ tọa nhận xét, công bố kết quả, trao giải, phát thưởng.

 
Kế hoạch tổ chức Hội nghị sinh viên NCKH cấp Trường năm 2011 PDF. In Email
Thứ năm, 05 Tháng 5 2011 12:11

Theo công văn số 143/ĐHSP-KHCN&TCKH ngày 17 tháng 4 năm 2011, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ tổ chức Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010 - 2011 theo kế hoạch như sau:

  • Thời gian: Cả ngày thứ Năm, 12/5/2011, sáng từ 07h30, chiều từ 14h00.
  • Địa điểm: tổ chức tại cơ sở 280 An Dương Vương
    Khai mạc và báo cáo tại 3 tiểu ban
    - Tiểu ban 1 (các khoa Công nghệ thông tin, Hóa học, Sinh học, Toán - Tin học, Vật lý): phòng họp C;
    - Tiểu ban 2 (các khoa Anh văn, Địa lý, GD Chính trị, Nga văn, Ngữ văn, Trung văn): Giảng đường D.
    - Tiểu ban 3 (các khoa GD Đặc biệt, GD Mầm non, GD Thể chất, GD Tiểu học, Tâm lý Giáo dục): Phòng C10.09
    Buổi chiều: phiên toàn thể tại Giảng đường D: giao lưu, tổng kết và trao giải.

 

Đọc thêm...
 
Đôi nét về Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2011 PDF. In Email
Thứ năm, 28 Tháng 4 2011 15:30

Hoi nghi SV NCKH 2011Chiều thứ Năm, 28/4/2011, tại Giảng đường D, Khoa Giáo dục Tiểu học đã tổ chức Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học nhằm tuyển chọn những báo cáo , nghiên cứu nổi trội tham dự hội nghị cấp Trường.

Nhìn chung, nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Giáo dục Tiểu học năm 2011 là sự phát triển liên tục của quá trình nghiên cứu khoa học trong nhiều năm qua.

Ban tổ chức hội nghị đã nhận được 20 bài viết tham dự của các nhóm, sinh viên. Nội dung nghiên cứu nhìn chung phong phú, đề cập đến nhiều lĩnh vực của thực tiễn dạy và học các môn học ở tiểu học. Những đề tài về tâm lý - giáo dục hướng đến việc tìm hiểu thực trạng dạy học trong phạm vi lớp học để từ đó đề xuất một số phương hướng cải tiến. Những đề tài về giáo dục văn chương và ngôn ngữ đề cập đến những vấn đề đang được quan tâm ở phạm vi toàn quốc và quốc tế, mang tính thực tiễn rất cao. Những đề tài về giáo dục môi trường tập trung vào việc tìm hiểu một số hiện tượng kỳ thú trong vũ trụ và cách thức phát triển ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường trong học sinh. Những đề tài về bộ môn Tự nhiên - Xã hội tập trung vào việc tạo nguồn tư liệu dạy học cho giáo viên.

Đọc thêm...
 
Thông báo về Hội nghị SV NCKH cấp Khoa năm 2011 PDF. In Email
Thứ ba, 29 Tháng 3 2011 11:48

Theo dự kiến, Khoa Giáo dục Tiểu học sẽ tổ chức hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học trong khoảng thời gian từ nửa cuối tháng 4 đến tuần đầu tháng 5 năm 2011. Khoa đề nghị các bạn sinh viên chuẩn bị các bài viết tham dự theo một số hướng như sau:

  • Tóm tắt kết quả nghiên cứu, thực hiện khóa luận ;
  • Tóm tắt, rút gọn tiểu luận, niên luận ;
  • Tóm tắt những nghiên cứu độc lập.

Một số quy định về bài tham dự:

Đọc thêm...
 


Trang 2 trong tổng số 3