French (Fr)简体中文English (United Kingdom)

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SƯ PHẠM
  
Trang chủ Tin tức-Sự kiện
Dự thảo sửa đổi quy định về chế độ làm việc với giáo viên phổ thông PDF. In Email
Thứ ba, 07 Tháng 3 2017 13:36

GD&TĐ - Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo lần 2 Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.

Dự thảo sửa đổi quy định về chế độ làm việc với giáo viên phổ thông

Theo đó, có những sửa đổi, bổ sung liên quan đến phạm vi điều chỉnh; nhiệm vụ của giáo viên; thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm;

Định mức tiết dạy đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng; chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn;

Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường; chế độ giảm định mức tiết dạy đối với các đối tượng khác.

Cụ thể, theo dự thảo, thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần; trong đó:

35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học. 5 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ. 1 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới. 1 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó:

37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học. 3 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ. 1 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới. 1 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

Thời gian làm việc của giáo viên trường dự bị đại học là 42 tuần, trong đó: 32 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch năm học; 8 tuần dành cho xây dựng tài liệu, học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ; 1 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới; 1 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác. Trong đó, thời gian nghỉ hè của giáo viên hằng năm là 2 tháng (bao gồm cả nghỉ phép), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);

Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông;

Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở;

Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở;

Định mức tiết dạy của giáo viên trường dự bị đại học là 12 tiết.

Định mức tiết dạy/năm đối với hiệu trưởng được tính bằng: (2 tiết/tuần) x (số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học được quy định);

Định mức tiết dạy/năm đối với phó hiệu trưởng được tính bằng: (4 tiết/tuần) x (số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học được quy định)”.

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông không được quy đổi các chức vụ kiêm nhiệm thay cho tiết dạy định mức được quy định tại điểm a, khoản 5 Điều này.

Giảm 4 tiết/tuần đối với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông, ở trường chuyên, trường bán trú và trường dự bị đại học; Giảm 3 tiết/tuần đối với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường, lớp dành cho người khuyết tật.

Giảm 3 tiết/tuần đối với tổ trưởng chuyên môn; 1 tiết/tuần đối với tổ phó chuyên môn.

Giảm 4 tiết/tuần đối với giáo viên kiêm trưởng phòng chức năng; giảm 2 tiết/tuần đối với giáo viên kiêm phó trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học.

Giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn chỉ được hưởng chế độ giảm định mức tiết dạy của tiết kiêm nhiệm có số tiết dạy cao nhất”.

Giáo viên kiêm bí thư đảng bộ, bí thư chi bộ trường hạng I được giảm 4 tiết/tuần, các trường hạng khác được giảm 3 tiết/tuần.

Giáo viên kiêm nhiệm công tác công đoàn thực hiện giảm định mức tiết dạy theo quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BGDĐT ngày 28/3/2016 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định chế độ giảm định mức giờ dạy cho giáo viên, giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Giáo viên kiêm công tác bí thư đoàn, phó bí thư đoàn cấp trường được hưởng chế độ, chính sách theo Quyết định số 13/2013/QĐ-TTg ngày 06/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên Việt Nam trong các cơ sở giáo dục và cơ sở dạy nghề.

Giáo viên kiêm chủ tịch hội đồng trường, thư ký hội đồng trường được giảm 2 tiết/tuần.

Giáo viên kiêm trưởng ban thanh tra nhân dân trường học được giảm 2 tiết/tuần.

Giáo viên kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường chỉ được hưởng chế độ giảm định mức tiết dạy của chức vụ có số tiết giảm cao nhất”.

Giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống, mỗi tuần được giảm 3 tiết (đối với giáo viên trung học phổ thông, trung học cơ sở và giáo viên trường dự bị đại học); giảm 4 tiết (đối với giáo viên tiểu học).

Ngoài nhiệm vụ giảng dạy chính ở trên lớp, giáo viên còn phải thực hiện những hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác theo sự phân công của hiệu trưởng. Những hoạt động này được quy đổi để tính số giờ giảng dạy...

Nguồn thông tin: http://giaoducthoidai.vn/giao-duc/du-thao-sua-doi-quy-dinh-ve-che-do-lam-viec-voi-giao-vien-pho-thong-3002334-v.html

 
Khác biệt về giáo dục phổ thông giữa các nước PDF. In Email
Thứ bảy, 18 Tháng 2 2017 12:36

 

Mỗi lớp học ở Australia chỉ có 18 học sinh, thể dục là môn học chính ở Brazil. Ở Pháp, học sinh bị cấm mặc mọi trang phục tôn giáo tới trường.
Khác biệt về giáo dục phổ thông giữa các nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn thông tin: http://vnexpress.net/infographics/giao-duc/khac-biet-ve-giao-duc-pho-thong-giua-cac-nuoc-3543363.html

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
Nhận định rõ thuận lợi, khó khăn để đạt kết quả tốt thi THPT quốc gia PDF. In Email
Thứ tư, 15 Tháng 2 2017 07:00

GD&TĐ - Sau khi Bộ GD&ĐT công bố quy chế thi THPT quốc gia và xét tốt nghiệp THPT, các cơ sở giáo dục đã nghiên cứu kỹ quy chế, nhận thức rõ từng điểm thuận lợi, khó khăn đối với nhà trường, từ đó có giải pháp triển khai hiệu quả nhất trước kỳ thi THPT quốc gia tới.

Nhận định rõ thuận lợi, khó khăn để đạt kết quả tốt thi THPT quốc gia

Thầy Phạm Công Hiệt - Hiệu trưởng Trường THPT Tiên Hưng (Đông Hưng, Thái Bình): Quy chế thi và công thức 4:3:2:1

Những điểm mới trong quy chế thi THPT quốc gia và xét tốt nghiệp THPT Bộ GD&ĐT mới công bố có thể vắn tắt trong công thức 4:3:2:1.

4 - Là bốn khung thời gian thi: Môn Toán 90 phút, Ngữ văn 120 phút, Tiếng Anh 60 phút, môn thi tổ hợp 150 phút.

3 - Là ba loại bài thi: Bài thi tự luận (Ngữ văn); bài thi trắc nghiệm (Toán, Tiếng Anh); bài thi tổ hợp Tự nhiên và Xã hội.

2 - Là hai bài thi tổ hợp phải lựa chọn cho hợp với khả năng nhận thức người học và điều kiện giảng dạy của cơ sở giáo dục.

1 - Là một môn mới hoàn toàn, môn Giáo dục công dân.

Quy chế thi lần này cũng nêu rõ lộ trình đến năm 2018 thi kiến thức cả trong chương trình lớp 11, 12; năm 2019 trở đi thi kiến thức cả trong chương trình lớp 10, 11, 12, trong khi các năm trước chỉ cố định thi trong chương trình lớp 12 hiện hành.

Những điểm mới trên về cơ bản thuận lợi cho nhà trường đó là: Phân loại học sinh từ đầu năm học thành hai loại "thuần Tự nhiên" và "thuần Xã hội" theo tổ hợp môn thi, qua đó giúp công tác hướng nghiệp của nhà trường thuận lợi. Học sinh tự chọn tổ hợp thi theo trường đại học dự kiến thi và theo học sau này.

Việc lựa chọn tổ hợp môn thi giúp nhà trường quản lý dạy và học ngay từ đầu năm thuận lợi, công việc dạy và học có hiệu quả cao mang tính chuyên môn. Ví dụ, học sinh lớp tổ hợp môn tự nhiên giành nhiều thời gian chuyên sâu các môn tự nhiên nên kết quả thi cao hơn các năm trước. Học sinh được phép lựa chọn những môn thi là thế mạnh của mình.

Hầu hết các học sinh không thi vào trường đại học cao đẳng thì chọn bài thi tổ hợp xã hội. Năm trước, Trường THPT Tiên Hưng có chưa đến 100 học sinh thi môn tự chọn xã hội thì năm nay đã có đến gần 250/530 học sinh chọn tổ hợp môn thi xã hội, cơ hội tỷ lệ tốt nghiệp nhà trường dự đoán sẽ cao hơn năm trước.

Tuy nhiên, nhà trường cũng gặp phải một số khó khăn như vấn đề tâm lý của giáo viên, học sinh khi quy chế thi thay đổi; giáo viên phải ôn tập cho học sinh trong tháng 6 nên không bố trí đủ thời gian nghỉ hè cho các thầy cô; năm đầu tiên tổ chức thi trắc nghiệm ở bài thi Toán và bài thi khoa học xã hội nên giáo viên ôn thi và học sinh còn bỡ ngỡ.

Thầy Phan Thế Thượng – Hiệu trưởng Trường THPT Võ Trường Toản, Thành phố Bến Tre: Việc dạy và học nhẹ nhàng hơn

Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, thời gian kỳ thi được rút ngắn (từ 8 buổi xuống còn 5 buổi) và thời gian của mỗi buổi thi không dài nên sẽ ít tốn kém về mặt kinh phí, thời gian coi, chấm thi của cán bộ, giáo viên và học sinh. Lịch thi được Bộ GD&ĐT quy định từ ngày 22/6 đến 24/6 là thời gian vừa đủ để giáo viên thực hiện việc ôn tập cho học sinh chuẩn bị kỳ thi THPT quốc gia, tránh như các năm trước thời gian tương đối dài nên gây tâm lý căng thẳng cho giáo viên và học sinh.

Trong kỳ thi này, đa số các môn thi theo hình thức trắc nghiệm nên việc dạy và học tương đối nhẹ nhàng hơn (do học sinh không nhất thiết học thuộc lòng nhiều mà chỉ cần hiểu rõ vấn đề là được); đề thi cho sẽ bao quát kiến thức hơn tránh được việc học sinh học lệch, học tủ. Việc chấm thi theo hình thức trắc nghiệm sẽ khách quan, công bằng hơn cho mọi thí sinh, mọi vùng miền. Bên cạnh đó, việc mỗi thí sinh dự thi có 1 mã đề thi chuẩn hóa riêng sẽ hạn chế được việc quay cóp trong thi cử.

Năm nay, các điểm thi được tổ chức tại các trường hoặc liên trường THPT tại địa phương sẽ tạo điều kiện lợi cho thí sinh dự thi, thí sinh không phải đi xa, giảm áp lực tâm lý và ít tốn kém.

Tuy nhiên, kỳ thi THPT quốc gia năm nay, do số lượng môn học ôn thi THPT quốc gia nhiều hơn các năm trước (6 môn so với 4 môn), kiến thức học sinh sử dụng để giải đề thi tương đối rộng và bao quát hơn, do đó học sinh phải học nhiều hơn. Thời lượng làm bài thi tương đối ngắn nên yêu cầu học sinh phải xử lý, tính toán nhanh mới kịp thời gian quy định. Một số giáo viên, học sinh còn lúng túng khi thay đổi thi theo hình thức từ tự luận sang trắc nghiệm.

Quy chế mới cho phép thí sinh có nhiều cơ hội để lựa chọn trường, ngành, nghề, đây là thuận lợi nhưng đồng thời cũng gây khó khăn cho thí sinh trong việc chọn trường, ngành, nghề nhất là học sinh có học lực trung bình khá hoặc khá.

Cô Phạm Thị Trinh – Hiệu trưởng Trường THPT Trần Trường Sinh, huyện Thạnh Phú (Bến Tre): Học sinh chủ động hơn khi sớm có phương án thi

Quy chế thi năm nay có nhiều thuận lợi như việc sớm đưa ra dự thảo về các bài thi giúp học sinh chủ động định hướng chọn môn khối thi ngay từ đầu năm học và quy chế quy định mỗi tỉnh là một cụm thi.

Cụm thi có các điểm thi được tổ chức tại các trường hoặc liên trường THPT tại địa phương giúp học sinh có thể thi ngay tại huyện nhà, trường nơi mình học, tránh việc đi lại xa làm ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe cũng như việc lãng phí về thời gian và tiền của của phụ huynh.

Tuy nhiên, một số học sinh vùng sâu, vùng xa cũng gặp khó trước một số thay đổi như môn Toán thi theo hình thức trắc nghiệm, tiếng Anh là môn thi bắt buộc...

Nguồn thông tin: http://giaoducthoidai.vn/giao-duc/nhan-dinh-ro-thuan-loi-kho-khan-de-dat-ket-qua-tot-thi-thpt-quoc-gia-2920034-v.html

 
Quy định coi thi bài thi tổ hợp kỳ thi THPT quốc gia 2017 PDF. In Email
Thứ tư, 15 Tháng 2 2017 06:56

GD&TĐ - Trong hướng dẫn thực hiện Quy chế thi THPT và xét công nhận tốt nghiệp năm 2017, Bộ GD&ĐT hướng dẫn chi tiết việc làm bài thi tổ hợp với thí sinh THPT; thí sinh GDTX và thí sinh tự do.

Quy định coi thi bài thi tổ hợp kỳ thi THPT quốc gia 2017

Theo đó, thí sinh là học sinh lớp 12 năm học 2016-2017 đăng kỳ dự thi (ĐKDT) bài thi tổ hợp nào thì phải thi tất cả các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đó.

Thí sinh làm bài các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp theo lịch thi trên cùng một phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN). Hết thời gian làm bài của môn thi thành phần cuối cùng của bài thi tổ hợp, cán bộ coi thi (CBCT) mới thu Phiếu TLTN.

Việc phát Phiếu TLTN và hướng dẫn thí sinh điền đủ thông tin vào các mục trên Phiếu TLTN của bài thi tổ hợp được thực hiện tương tự như phát Phiếu TLTN của các bài thi trắc nghiệm khác.

Lưu ý: Các môn thi thành phần trong mỗi bài thi tổ hợp có cùng một mã đề thi; thí sinh ghi mã đề thi này trên Phiếu TLTN để theo dõi;

Đề thi trắc nghiệm được phát theo hàng ngang, lần lượt từ trái qua phải, từ trên xuống dưới;

Trong túi đựng đề thi của mỗi bài thi tổ hợp có chứa bì đựng đề thi của từng môn thi thành phần tương ứng. CBCT chỉ được cắt bì đề thi và phát đề thi của môn thi thành phần cho thí sinh đúng thời điểm ghi trên lịch thi;

Thí sinh phải nộp lại đề thi, giấy nháp khi hết thời gian làm bài môn thi thành phần, không phải nộp lại đề thi, giấy nháp đối với môn thi Sinh học và Giáo dục công dân của bài thi tổ hợp; không phải nộp lại đề thi, giấy nháp đối với các bài thi độc lập Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ.

Sau khi tính giờ làm bài 15 phút, CBCT nộp các đề thi thừa đã được niêm phong và đề môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đã thu của thí sinh (nếu có) cho người được Trưởng Điểm thi phân công.

Khi thu bài, CBCT trong phòng thi xếp các bài thi theo thứ tự tăng dần của số báo danh, yêu cầu thí sinh điền vào Phiếu thu bài thi số tờ giấy thi của mình và ký xác nhận; đảm bảo không xảy ra nhầm lẫn, thiếu sót.

Tổ chức coi thi với thí sinh tự do, thí sinh GDTX thi bài tổ hợp khoa học xã hội

Thí sinh GDTX thi bài thi khoa học xã hội, thí sinh tự do, được xếp phòng thi riêng ở một hoặc một số Điểm thi do Giám đốc Sở GD&ĐT quyết định. Việc tổ chức coi thi như sau:

Thí sinh thi cả 3 môn thi thành phần của bài thi tổ hợp: Tổ chức coi thi như đối với các đối tượng khác.

Thí sinh thi 2 môn thi thành phần liên tiếp (bao gồm cả thí sinh GDTX thi bài thi KHXH): CBCT và thí sinh có mặt tại phòng thi trước giờ phát đề thi ít nhất 15 phút để làm công tác chuẩn bị.

Ngay sau khi hết giờ làm bài của môn thi thành phần thứ nhất của mình, thí sinh phải dừng bút, CBCT thu đề thi và giấy nháp của thí sinh, sau đó CBCT phát đề thi môn thi thành phần tiếp theo và giấy nháp mới đúng Lịch thi.

Khi hết giờ làm bài môn thi thành phần thứ 2, CBCT thu đề thi và giấy nháp của thí sinh (trừ môn thi Sinh học và Giáo dục công dân) và cho thí sinh ra về dưới sự hướng dẫn của cán bộ giám sát.

Thí sinh thi 2 môn thi thành phần không liên tiếp: CBCT và thí sinh có mặt tại phòng thi trước giờ phát đề thi ít nhất 15 phút để làm công tác chuẩn bị. Ngay sau khi hết giờ làm bài của môn thi thành phần thứ nhất, thí sinh phải dừng bút, nộp đề thi, giấy nháp cho CBCT.

Thí sinh phải ngồi nguyên vị trí, giữ trật tự, úp Phiếu TLTN xuống mặt bàn và bảo quản Phiếu TLTN trong suốt thời gian chờ thi môn thành phần tiếp theo.

Trường hợp đặc biệt, thí sinh ra ngoài phòng thi phải được phép của CBCT, thí sinh này phải nộp Phiếu TLTN cho CBCT; thí sinh ra ngoài phòng thi dưới sự hướng dẫn của cán bộ giám sát.

Thí sinh chỉ thi 1 môn thi thành phần: CBCT và thí sinh có mặt tại phòng thi trước giờ phát đề thi ít nhất 15 phút để làm công tác chuẩn bị. Ngay sau khi hết giờ làm bài, CBCT thu Phiếu TLTN, thu đề thi và giấy nháp của thí sinh (trừ các môn thi Sinh học và Giáo dục công dân) và cho thí sinh ra về dưới sự hướng dẫn của cán bộ giám sát.

Nguồn thông tin: http://giaoducthoidai.vn/giao-duc/quy-dinh-coi-thi-bai-thi-to-hop-ky-thi-thpt-quoc-gia-2017-2918875-v.html

 
Thông tin mới nhất về kỳ thi THPT quốc gia 2017 PDF. In Email
Thứ năm, 09 Tháng 2 2017 01:53

Bộ GD-ĐT vừa chính thức ban hành Thông tư Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2017.

5 bài thi, chủ yếu trắc nghiệm

Giống như dự thảo công bố trước đó, kỳ thi THPT quốc gia 2017 sẽ tổ chức thi theo 5 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 bài thi tổ hợp là Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học), Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình Giáo dục THPT; tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT).

Thông tin mới nhất về kỳ thi THPT quốc gia 2017
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2016. Ảnh: Lê Văn.

Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh học chương trình Giáo dục THPT phải dự thi 4 bài thi, gồm 3 bài thi độc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp.

Thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT phải dự thi 3 bài thi, gồm 2 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp.

Thí sinh được lựa chọn dự thi cả 2 bài thi tổ hợp để tăng cơ hội xét tuyển vào ĐH. Điểm bài thi nào cao hơn sẽ được chọn để tính điểm xét tốt nghiệp.

Các thí sinh tự do phải dự thi các bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp, phù hợp với tổ hợp bài thi, môn thi xét tuyển vào ngành, nhóm ngành theo quy định của các trường ĐH, CĐ.

Nội dung thi của năm 2017 năm trong chương trình lớp 12 THPT. Năm 2018, nội dung thi nằm trong Chương trình lớp 11 và lớp 12 THPT. Từ năm 2019 trở đi, nội dung thi nằm trong Chương trình cấp THPT.

Mỗi tỉnh một cụm thi

Theo quy chế mới, mỗi tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức 1 cụm thi do do sở GDĐT chủ trì, dành cho tất cả các thí sinh đăng ký dự thi tại tỉnh. Bộ GDĐT điều động cán bộ, giảng viên của các trường ĐH, CĐ đến các cụm thi để phối hợp tổ chức thi.

Trưởng bạn Chỉ đạo thi THPT quốc gia là lãnh đạo Bộ GD-ĐT, phó trưởng ban thường trực là Thứ trưởng Bộ GD-ĐT. Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh do lãnh đạo UBND tỉnh làm trưởng ban, phó trưởng ban thường trực là giám đốc sở GD-ĐT.

Hội đồng thi do giám đốc các sở GD-ĐT ra quyết định thành lập. Chủ tịch hội đồng là giám đốc sở giáo dục hoặc phó giám đốc sở được ủy quyền.

Mỗi hội đồng thi sẽ có mã riêng thống nhất trong toàn quốc. Số báo danh của thí sinh sẽ gồm mã của hội đồng thi của tỉnh và 6 chữ số đánh theo thứ tự tăng dần, từ 000001 đến hết thí sinh.

Mỗi phòng thi có 24 học sinh. Khoảng cách tối thiểu giữa 2 thí sinh là 1,2m.

Bộ GD-ĐT quản lý dữ liệu thi. Các hội đồng thi công bố kết quả thi sau khi chuyển dữ liệu kết quả thi về Bộ GD-ĐT. Các sở GD-ĐT sử dụng dữ liệu thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT; các trường ĐH, CĐ sử dụng dữ liệu thi để tuyển sinh.

Các môn thi thành phần quy về điểm 10

Quy chế cũng nêu rõ, đề thi phải đảm bảo phân loại được tình độ của thí sinh vừa đáp ứng yêu cầu cơ bản (để tốt nghiệp THPT) và yêu cầu nâng cao (để tuyển sinh ĐH, CĐ).

Điểm của bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm được quy về thang điểm 10 đối với toàn bài và cả đối với các môn thi thành phần của các bài thi tổ hợp.

Cán bộ chấm thi phải là người đang trực tiếp giảng dạy đúng môn được phân công chấm.

Bài thi tự luận môn Văn sẽ được chấm theo hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm của Bộ GDĐT. Bài thi được chấm theo thang điểm 10, lấy đến 0,25; không quy tròn điểm.

Các bài thi trắc nghiệm sẽ được chấm bằng máy quét. Bài thi trắc nghiệm tiến hành chấm điểm và quy đổi điểm bằng máy tính sang thang điểm 10, làm tròn đến hai chữ số thập phân cho từng bài thi trắc nghiệm.

Cách tính điểm xét tốt nghiệp được thực hiện theo công thức sau:

Thông tin mới nhất về kỳ thi THPT quốc gia 2017

Thông tư của Bộ GD-ĐT sẽ có hiệu lực từ 10/3.

Nguồn thông tin: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/thong-tin-moi-nhat-ve-ky-thi-thpt-quoc-gia-2017-354268.html

 
«Bắt đầuLùi12345678910Tiếp theoCuối»

Trang 9 trong tổng số 16


 Truy Cập 

 Giáo dục và Thời đại 

 Giáo dục Việt Nam 

 Giáo dục TP.HCM 

 Trường học kết nối 

 PISA - OECD