Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020
National Foreign Languages 2020 Project
  

Breadcrumb cho trang

Trang chủ Bồi dưỡng Năng lực Ngoại ngữ
Thông báo: Mở rộng đối tượng dự thi Cuộc thi "Giáo viên ứng dụng CNTT sáng tạo toàn quốc"

Cuộc thi "Giáo viên ngọai ngữ ứng dụng Công nghệ thông tin sáng tạo toàn quốc" đã được phát động và nhận được sự quan tâm của giáo viên, giảng viên ngoại ngữ đang công tác ở các trường phổ thông và đại học trên khắp cả nước. Để đáp ứng nhu cầu tham gia cuộc thi của đông đảo giáo viên, giảng viên ngoại ngữ, Ban tổ chức thông báo mở rộng đối tượng dự thi trong thể lệ cuộc thi như sau:

Đối tượng tham gia cuộc thi là giáo viên tiếng Anh các cấp Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Cao đẳng và Đại học trên cả nước.

Các nội dung khác của cuộc thi không thay đổi

Xem chi tiết thông báo tại đây

 
Cuộc thi Giáo viên Ngoại ngữ ứng dụng Công Nghệ Thông Tin sáng tạo toàn quốc

Nhằm tạo môi trường lành mạnh khuyến khích động viên các giáo viên sáng tạo những phương pháp giảng dạy mới, nâng cao chất lượng giảng dạy và kết quả học tập ngoại ngữ cho học sinh sinh viên, Ban Quản lý Đề án NNQG 2020 phối hợp với Trường ĐH Sư Phạm TP. HCM tổ chức cuộc thi giáo viên ngoại ngữ ứng dụng CNTT sáng tạo với nội dung như sau:

I. Thông tin chung

1. Căn cứ pháp lý

- Căn cứ theo kế hoạch số 20/KH-ĐANN ngày 27/11/2014 của BQL Đề án NNQG 2020.

- Căn cứ theo QĐ 5078/BGDĐT gửi ngày 31/10/2013 của Bộ GD&ĐT về việc giao nhiệm vụ triển khai một số hoạt động năm 2013 của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 cho Trường ĐHSP TP.HCM.

2. Đơn vị thực hiện

- Chủ trì thực hiện: Ban Quản lý Đề án NNQG 2020.

- Đơn vị phối hợp: Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

3. Mục đích

- Xây dựng nguồn tài nguyên, học liệu đa dạng và phong phú cho tất cả các giáo viên có thể đăng tải, tham khảo, chia sẻ và sử dụng trong quá trình giảng dạy của mình.

- Tạo ra một diễn đàn – nơi các giáo viên có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, chia sẻ những sáng tạo trong giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao năng lực tiếng Anh, năng lực sư phạm, khả năng ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT).

- Tạo môi trường lành mạnh khuyến khích động viên các giáo viên sáng tạo những phương pháp giảng dạy mới nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và kết quả học tập ngoại ngữ cho học sinh, sinh viên.

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về mục tiêu và giải pháp của Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020.

4. Phạm vi đối tượng

Đối tượng tham gia cuộc thi là giáo viên tiếng Anh các cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học và cao đẳng tại Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh.

Lưu ý:

- Các đối tượng trên có thể tham gia dự thi với tư cách cá nhân hoặc nhóm, số lượng thành viên trong nhóm không hạn chế.

- Một trường có thể đăng ký nhiều nhóm tham gia.

- Mỗi nhóm có thể đăng ký là nhiều sản phẩm độc lập khác nhau.

- Sản phẩm chỉ ứng dụng trong dạy và học môn tiếng Anh.

5. Ban giám khảo

Ban giám khảo bao gồm:

- Giảng viên tiếng Anh của các trường đại học.

- Các chuyên gia Công nghệ thông tin của các trường đại học.

Thành viên Ban giám khảo sẽ không được tham gia cuộc thi và cũng sẽ không chấm các bài dự thi của trường mình.

6. Tiến độ thời gian

- Ngày công bố và phát động cuộc thi: 10/3/2014.

- Hạn chót nhận sản phẩm dự thi trên website: 24/4/2014.

- Công bố các sản phẩm được chọn vào vòng chung kết: 12/5/2014.

- Tổ chức vòng chung kết và trao giải: dự kiến 30/5/2014.

Lưu ý :

- Các tác giả của các sản phẩm được vào vòng chung kết sẽ trình bày ý tưởng và trả lời các ý kiến phản biện tại buổi lễ chung kết.

- Buổi lễ chung kết và trao giải sẽ được tổ chức tại Tp.HCM (chi phí đi lại và ăn ở cho các giáo viên do các trường tự túc).

- Ban tổ chức cuộc thi có thể thay đổi, điều chỉnh lịch cho phù hợp với thực tế. Lịch thay đổi sẽ được thông báo đến các đối tượng dự thi qua hệ thống website và email.

7. Cơ cấu giải thưởng

- Giải nhất: 01 giải trị giá 10 triệu và Giấy chứng nhận đạt giải do Ban tổ chức cấp.

- Giải nhì: 02 giải, mỗi giải trị giá 6 triệu và Giấy chứng nhận đạt giải do Ban tổ chức cấp.

- Giải ba: 02 giải, mỗi giải trị giá 4 triệu và Giấy chứng nhận đạt giải do Ban tổ chức cấp.

- Giải khuyến khích: 05 giải, mỗi giải trị giá 2 triệu và Giấy chứng nhận đạt giải do Ban tổ chức cấp.

II. Sản phẩm dự thi
1. Nội dung

- Các giáo viên/nhóm giáo viên đưa ra ý tưởng ứng dụng CN TT trong giảng dạy ngoại ngữ nhằm tạo động lực thúc đẩy học sinh học ngoại ngữ nhanh và hiệu quả hơn; có thể tham khảo các phương pháp giảng dạy tại các quốc gia khác và phát triển thành phương pháp giảng dạy cho riêng mình.

- Trong các tài liệu gửi dự thi, các giáo viên/nhóm giáo viên phải nêu rõ về những
đổi mới trong giảng dạy, hiệu quả của việc ứng dụng CN TT mang lại đối với việc chuẩn bị bài giảng của giáo viên, khả năng tiếp thu và tích cực tham gia học tập của học sinh/sinh viên.

- Sản phẩm dự thi có thể là một trong các thành phần sau:

a) Bài giảng e-Learning

- Bài giảng e-Learning được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng (Authoring tool), tuân thủ chuẩn SCORM, AICC như phần mềm tạo bài giảng điện tử e-Learning LectureMAKER, phần mềm PowerPoint kết hợp với Presenter, PPT2flash, Articulate... và các phần mềm khác như Adobe Connect, Adobe Captivate, Adobe Authorware, MS Producer... Thuyết minh cần ghi rõ tên công cụ soạn bài giảng là gì?

- Giáo án đi kèm.

- Bài giảng được xây dựng theo chương, theo bài, theo cả chương trình môn học hoặc theo mô đun, không nhất thiết là cả một chương trình hoàn chỉnh theo khối lớp.

- Dạng xuất bản và công bố bài giảng: có thể xuất ra các dạng: CD/DVD (offline), web (online), pdf (textbook).

- Câu hỏi trắc nghiệm tương tác để củng cố kiến thức.

b) Website e-Learning

- Website e-Learning thể hiện môi trường trực tuyến tổng hợp chứa các bài giảng điện tử e-Learning nói trên; nên có chứa hệ thống quản lý học tập LMS như Moodle (phần mềm mã nguồn mở).

- Website chứa phòng học ảo như Adobe Connect.

- Giới thiệu tóm tắt mục đích và nội dung trên website.

- Đường link đến website.

c) Bài trình chiếu MS powerpoint hoặc OOO Impress hỗ trợ giảng dạy

- Giáo án.

- Phần thuyết minh bài giảng cùng các tư liệu hỗ trợ. Nếu sử dụng phần mềm đặc biệt, thì phải gửi kèm đường link đến địa chỉ download phần mềm.

2. Tiêu chí đánh giá

- Nội dung của sản phẩm dự thi phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, trích dẫn các tài liệu, học liệu tham khảo (nếu có) một cách rõ ràng.

- Sản phẩm mang tính mở, có thể ứng dụng trong cộng đồng, thể hiện tính sáng tạo cao, hấp dẫn người học và đem lại hiệu quả đối với người học.

- Khuyến khích giáo viên tự tạo video, tự ghi hình giờ giảng thật và tự chụp ảnh các tư liệu nếu có điều kiện.

III. Cách thức tham gia cuộc thi

- Các giáo viên/nhóm giáo viên dự thi (tối đa 3 người trong 1 nhóm, ghi rõ bài thi cá nhân hay tập thể) truy cập vào website của cuộc thi: http://giaovienngoaingusangtao.hcmup.edu.vn để đăng kí tài khoản và lập hồ sơ dự thi của mình trên website. Lưu ý: xem thêm hướng dẫn trên website của cuộc thi về cách tạo hồ sơ và đăng tải sản phẩm.

- Các giáo viên/nhóm giáo viên đăng tải các tài liệu, dự án, học liệu của mình vào hồ sơ dự thi trực tuyến trên website của cuộc thi hoặc gửi tới email của chương trình: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. . Lưu ý: Xem thêm hướng dẫn trên website của cuộc thi về cách gửi sản phẩm qua email.

- Ngoài ra, các giáo viên có thể truy cập vào diễn đàn trên website để trao đổi, bàn luận và chia sẻ những tài liệu dạy học, kiến thức chuyên môn và phương pháp giảng dạy mới.

IV. Các quy định chung

- Sản phẩm phải kèm theo đủ các phần mềm hỗ trợ để có thể tương thích và chạy bình thường trên môi trường của hệ điều hành hiện có. Phông chữ Unicode, Times New Roman, cỡ chữ 14 đối với các tài liệu soạn thảo bằng phần mềm Open Ofice writer hoặc MS Word.

- Sản phẩm dự thi đoạt giải hay không đoạt giải đều được sử dụng cho mục đích chia sẻ, dùng chung và không lợi nhuận.

- Tất cả các sản phẩm dự thi đều phải rõ nguồn gốc và cung cấp các thông tin về nguồn gốc của tư liệu tham khảo, đường link tới nguồn tham khảo.

- Sản phẩm dự thi là sản phẩm chưa đoạt giải cấp Bộ trở lên.

- Sản phẩm dự thi phải tuân thủ các quy định của Luật sở hữu trí tuệ hiện hành của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

- Sản phẩm dự thi phải nộp đúng địa chỉ và đúng thời hạn.

 
Nhiệm vụ của đề án “dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2008 – 2020”

(Theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ)
1. Quy định môn ngoại ngữ được dạy và học trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân là tiếng Anh và một số ngôn ngữ khác.

2. Xây dựng và ban hành khung trình độ năng lực ngoại ngữ thống nhất, chi tiết, gồm 6 bậc, tương thích với các bậc trình độ ngoại ngữ quốc tế thông dụng để làm căn cứ biên soạn chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy và xây dựng tiêu chí đánh giá ở từng cấp học, trình độ đào tạo, bảo đảm sự liên thông trong đào tạo ngoại ngữ giữa các cấp học.

Khung trình độ năng lực ngoại ngữ cần xác định rõ yêu cầu về trình độ, năng lực nghe, nói, đọc, viết tương thích với các tiêu chí xác định 6 bậc do Hiệp hội các tổ chức khảo thí ngoại ngữ châu Âu đã ban hành (viết tắt là KNLNN) trong đó bậc 1 là bậc thấp nhất và bậc 6 là bậc cao nhất.

3. Xây dựng và triển khai chương trình mới đào tạo ngoại ngữ bắt buộc ở cấp học phổ thông đạt các bậc trình độ như sau: tốt nghiệp tiểu học đạt trình độ bậc 1 theo KNLNN; tốt nghiệp trung học đạt trình độ bậc 2 theo KNLNN; tốt nghiệp trung học phổ thông đạt trình độ bậc 3 theo KNLNN.

Tổ chức xây dựng các chương trình ngoại ngữ phổ thông 10 năm, bắt đầu từ lớp 3 đến lớp 12, biên soạn sách giáo khoa, tài liệu học tập, giảng dạy, phù hợp với quy định về năng lực trình độ của mỗi cấp, lớp học. Khuyến khích các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng, thực hiện các chương trình song ngữ, bồi dưỡng nâng cao trong các cơ sở của mình.

Ngoài chương trình đào tạo môn ngoại ngữ bắt buộc (ngoại ngữ 1), học sinh có thể tự chọn học thêm một ngoại ngữ khác (ngoại ngữ 2). Việc bố trí dạy môn ngoại ngữ 2 chỉ thực hiện từ lớp 6 đến lớp 12 với trình độ đạt tương đương bậc 2 theo KNLNN sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Xây dựng và triển khai các chương trình dạy và học bằng ngoại ngữ cho một số môn như: Toán và một số môn phù hợp ở các trường trung học phổ thông.

4. Triển khai đào tạo theo chương trình ngoại ngữ mới đối với giáo dục chuyên nghiệp (trung cấp và dạy nghề) với mức trình độ tối thiểu đạt được bậc 2 theo KNLNN sau khi tốt nghiệp trường nghề và bậc 3 theo KNLNN sau khi tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp.

Đối với giáo dục chuyên nghiệp, chương trình đào tạo ngoại ngữ có thể áp dụng theo một số chương trình khác nhau, phù hợp với các đối tượng người học có kiến thức phổ thông hoặc trình độ khác nhau.

5. Triển khai đào tạo theo chương trình ngoại ngữ mới đối với giáo dục đại học. Nội dung chương trình đào tạo ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục đại học có thể áp dụng cho hai nhóm đối tượng chính: một nhóm dành cho các đối tượng người học đã học ngoại ngữ theo chương trình 7 năm ở phổ thông và một nhóm dành cho các đối tượng người học đã học theo chương trình ngoại ngữ 10 năm ở phổ thông.

Đối với các cơ sở giáo dục đại học không chuyên ngữ, chương trình đào tạo mới phải có mức kiến thức đạt trình độ tối thiểu là bậc 3 theo KNLNN sau khoá tốt nghiệp.

Đối với các cơ sở giáo dục đào tạo chuyên ngữ, chương trình đào tạo mới phải có mức kiến thức đạt trình độ bậc 4 sau khoá tốt nghiệp cao đẳng và bậc 5 sau khoá tốt nghiệp đại học và bắt buộc người học phải đồng thời được đào tạo hai ngoại ngữ trong một khoá đào tạo, một ngoại ngữ chính (ngoại ngữ 1) và một ngoại ngữ phụ (ngoại ngữ 2), trong đó thời lượng đào tạo ngoại ngữ phụ không quá 1/2 thời lượng dành cho việc đào tạo ngoại ngữ chính.

Xây dựng và triển khai chương trình dạy bằng ngoại ngữ một số môn cơ bản, cơ sở, chuyên ngành và tự chọn ở một số ngành trọng điểm trong chương trình đại học ở năm cuối bậc đại học.

6. Thực hiện đổi mới chương trình đào tạo ngoại ngữ đối với giáo dục thường xuyên.

Chương trình đào tạo ngoại ngữ áp dụng trong các cơ sở giáo dục thường xuyên phải phù hợp nhu cầu đa dạng phong phú về hình thức, đối tượng, trình độ đào tạo, đáp ứng như cầu người học, có tác dụng tích cực khắc phục những hạn chế của giáo dục chính quy.

Chương trình đào tạo ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục thường xuyên phải đảm bảo yêu cầu nội dung, chất lượng. Trình độ năng lực ngoại ngữ của người học sau khi tốt nghiệp các cơ sở giáo dục thường xuyên phải đạt tương đương với trình độ đào tạo theo hình thức chính quy tương ứng ở các cấp học, trình độ đào tạo.

7. Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá trong đào tạo ngoại ngữ; xây dựng các dữ liệu ngân hàng câu hỏi, phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá trình độ ngoại ngữ của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo môn ngoại ngữ; nâng cao hiệu quả công tác khảo thí và kiểm định chất lượng đào tạo các môn ngoại ngữ.

Nguồn: http://dean2020.moet.gov.vn

 
Nhiệm vụ của đề án “dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2008 – 2020”

(Theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ)
1. Quy định môn ngoại ngữ được dạy và học trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân là tiếng Anh và một số ngôn ngữ khác.

2. Xây dựng và ban hành khung trình độ năng lực ngoại ngữ thống nhất, chi tiết, gồm 6 bậc, tương thích với các bậc trình độ ngoại ngữ quốc tế thông dụng để làm căn cứ biên soạn chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy và xây dựng tiêu chí đánh giá ở từng cấp học, trình độ đào tạo, bảo đảm sự liên thông trong đào tạo ngoại ngữ giữa các cấp học.

Khung trình độ năng lực ngoại ngữ cần xác định rõ yêu cầu về trình độ, năng lực nghe, nói, đọc, viết tương thích với các tiêu chí xác định 6 bậc do Hiệp hội các tổ chức khảo thí ngoại ngữ châu Âu đã ban hành (viết tắt là KNLNN) trong đó bậc 1 là bậc thấp nhất và bậc 6 là bậc cao nhất.

3. Xây dựng và triển khai chương trình mới đào tạo ngoại ngữ bắt buộc ở cấp học phổ thông đạt các bậc trình độ như sau: tốt nghiệp tiểu học đạt trình độ bậc 1 theo KNLNN; tốt nghiệp trung học đạt trình độ bậc 2 theo KNLNN; tốt nghiệp trung học phổ thông đạt trình độ bậc 3 theo KNLNN.

Tổ chức xây dựng các chương trình ngoại ngữ phổ thông 10 năm, bắt đầu từ lớp 3 đến lớp 12, biên soạn sách giáo khoa, tài liệu học tập, giảng dạy, phù hợp với quy định về năng lực trình độ của mỗi cấp, lớp học. Khuyến khích các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng, thực hiện các chương trình song ngữ, bồi dưỡng nâng cao trong các cơ sở của mình.

Ngoài chương trình đào tạo môn ngoại ngữ bắt buộc (ngoại ngữ 1), học sinh có thể tự chọn học thêm một ngoại ngữ khác (ngoại ngữ 2). Việc bố trí dạy môn ngoại ngữ 2 chỉ thực hiện từ lớp 6 đến lớp 12 với trình độ đạt tương đương bậc 2 theo KNLNN sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Xây dựng và triển khai các chương trình dạy và học bằng ngoại ngữ cho một số môn như: Toán và một số môn phù hợp ở các trường trung học phổ thông.

4. Triển khai đào tạo theo chương trình ngoại ngữ mới đối với giáo dục chuyên nghiệp (trung cấp và dạy nghề) với mức trình độ tối thiểu đạt được bậc 2 theo KNLNN sau khi tốt nghiệp trường nghề và bậc 3 theo KNLNN sau khi tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp.

Đối với giáo dục chuyên nghiệp, chương trình đào tạo ngoại ngữ có thể áp dụng theo một số chương trình khác nhau, phù hợp với các đối tượng người học có kiến thức phổ thông hoặc trình độ khác nhau.

5. Triển khai đào tạo theo chương trình ngoại ngữ mới đối với giáo dục đại học. Nội dung chương trình đào tạo ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục đại học có thể áp dụng cho hai nhóm đối tượng chính: một nhóm dành cho các đối tượng người học đã học ngoại ngữ theo chương trình 7 năm ở phổ thông và một nhóm dành cho các đối tượng người học đã học theo chương trình ngoại ngữ 10 năm ở phổ thông.

Đối với các cơ sở giáo dục đại học không chuyên ngữ, chương trình đào tạo mới phải có mức kiến thức đạt trình độ tối thiểu là bậc 3 theo KNLNN sau khoá tốt nghiệp.

Đối với các cơ sở giáo dục đào tạo chuyên ngữ, chương trình đào tạo mới phải có mức kiến thức đạt trình độ bậc 4 sau khoá tốt nghiệp cao đẳng và bậc 5 sau khoá tốt nghiệp đại học và bắt buộc người học phải đồng thời được đào tạo hai ngoại ngữ trong một khoá đào tạo, một ngoại ngữ chính (ngoại ngữ 1) và một ngoại ngữ phụ (ngoại ngữ 2), trong đó thời lượng đào tạo ngoại ngữ phụ không quá 1/2 thời lượng dành cho việc đào tạo ngoại ngữ chính.

Xây dựng và triển khai chương trình dạy bằng ngoại ngữ một số môn cơ bản, cơ sở, chuyên ngành và tự chọn ở một số ngành trọng điểm trong chương trình đại học ở năm cuối bậc đại học.

6. Thực hiện đổi mới chương trình đào tạo ngoại ngữ đối với giáo dục thường xuyên.

Chương trình đào tạo ngoại ngữ áp dụng trong các cơ sở giáo dục thường xuyên phải phù hợp nhu cầu đa dạng phong phú về hình thức, đối tượng, trình độ đào tạo, đáp ứng như cầu người học, có tác dụng tích cực khắc phục những hạn chế của giáo dục chính quy.

Chương trình đào tạo ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục thường xuyên phải đảm bảo yêu cầu nội dung, chất lượng. Trình độ năng lực ngoại ngữ của người học sau khi tốt nghiệp các cơ sở giáo dục thường xuyên phải đạt tương đương với trình độ đào tạo theo hình thức chính quy tương ứng ở các cấp học, trình độ đào tạo.

7. Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá trong đào tạo ngoại ngữ; xây dựng các dữ liệu ngân hàng câu hỏi, phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá trình độ ngoại ngữ của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo môn ngoại ngữ; nâng cao hiệu quả công tác khảo thí và kiểm định chất lượng đào tạo các môn ngoại ngữ.

Nguồn: http://dean2020.moet.gov.vn

 
«Bắt đầuLùi1234Tiếp theoCuối»

Trang 4 trong tổng số 4


 Thống kê truy cập 

01743857

 Trung tâm vùng 

Đại học Sư phạm TP. HCM
Đại học Ngoại ngữ
Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế
Đại học Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng
Đại học Thái Nguyên

Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020