Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020
National Foreign Languages 2020 Project
  

Breadcrumb cho trang

Trang chủ Tin tức - Hoạt động
Thông báo về việc điều chỉnh, bổ sung miễn thi môn ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2015 (28/10/2014)

Xem chi tiết tại đây

 
Thông báo về việc miễn thi môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT năm 2015 (28/10/2014)

Xem chi tiết tại đây

 
Thử nghiệm Đề thi đánh giá năng lực tiếng Anh

Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Trường Đại học Sư Phạm TP.HCM tổ chức kỳ thi thử nghiệm Đề thi đánh giá năng lực tiếng Anh với kế hoạch và nội dung chi tiết như sau:

1. Thí sinh: (do ĐH Sư Phạm TP.HCM tuyển chọn)

- Số lượng: 70

- Trình độ tiếng Anh: các thí sinh dự thi có trình độ tiếng Anh từ B1 tới C1 (theo khung tham chiếu Châu Âu) trong đó  30 thí sinh có trình độ B1, 25 thí sinh có trình độ B2, 15 thí sinh có trình độ C1 tính đến thời điểm hiện tại và dựa trên kết quả các kỳ thi gần đây nhất mà thí sinh đã dự thi. Nếu thi sinh chưa tham gia kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh nào dựa trên Khung tham chiếu Châu Âu thì trình độ của thí sinh được dựa trên trình độ khoá học tiếng Anh mà thí sinh đanh theo học.

-  Chuyên ngành học: các chuyên ngành khác nhau (nếu có thể)

- ĐHSPTP.HCM gửi  danh sách thí sinh cho trường ĐHNN-ĐHQGHN trước ngày 9/9/2014. Danh sách thí sinh gồm: Tên đầy đủ, ngày sinh, giới tính, trình độ, trường đang theo học, email, số điện thoại liên lạc

2. Cơ sở vật chất

* Thi nghe-đọc-viết:

- Phòng thi: 02 phòng thi diện tích ≈ 50m2 đủ để mỗi thí sinh ngồi cách nhau 1,2m (4 phía) có trang bị loa ở 4 góc+ 1 phòng hội đồng thi cho 2 buổi sáng

- Điều kiện phòng thi: Đủ ánh sáng, nhiệt độ, cách âm  giữa các phòng.

*Thi nói:

- Phòng thi: 5 phòng (2 phòng chờ, 2 phòng giám khảo nói, 1 phòng hội đồng) cho 3 buổi (chiều 15, chiều 16 và sáng 17)

- Điều kiện phòng thi: đủ ánh sáng, nhiệt độ, cách âm giữa các phòng, phòng chờ có đủ ghế cho 20 thí sinh, 2 phòng thi có đồng hồ treo tường cho giám khảo, ghế ngồi ngoài cửa cho thí sinh chờ thi.

3. Nhân sự: (do Trường ĐHSP TP.HCM phân công)

- Cán bộ coi thi (CBCT) các buổi thi nghe-đọc-viết: 4 cán bộ và 1 thư ký/buổi. CBCT và thư ký sẽ được hướng dẫn về quy trình thi trước giờ thi.

- Thư ký phục vụ các buổi thi nói: 1 thư ký/buổi. Thư ký sẽ được hướng dẫn về quy trình thi trước giờ thi.

4. Thời gian thi:

*Ngày 1: 15/9/2014 (Thứ Hai)

-          Thành viên Hội đồng, CBCT: Sáng: 6:45 tới 12.00, Thư ký: Chiều13.00 – 19.00

-          Thí sinh: Sáng 7.30 tới 11.30, Chiều: 13.30 tới 19.00 (Mỗi thí sinh khoảng 30 phút)

*Ngày 2: 16/9/2014 (Thứ Ba)

-          Thành viên Hội đồng, CBCT: Sáng: 6:45 tới 12.00, Thư ký: Chiều13.00 – 19.00

-          Thí sinh: Sáng 7.30 tới 11.30, Chiều: 13.30 tới 19.00 (Mỗi thí sinh khoảng 30 phút)

*Ngày 3: Sáng 17/9 (Thứ Tư)

-          Thành viên Hội đồng, Giám khảo, Thư ký : 6:45 tới 12.00

-          Thí sinh: 7.30 tới 11.30 (Mỗi thí sinh khoảng 30 phút)

5. Kinh phí tổ chức:

ĐHNN-ĐHQGHN chi trả kinh phí cho:

+ Thí sinh tham dự kỳ thi: mỗi thí sinh 100.000 đồng/ngày

+ 04 giám thị: mỗi giám thị 500.000 đồng/buổi

+ 01 thư ký: 500.000/buổi

+ 02 cán bộ phụ trách của ĐHĐN: 1.000.000 đồng/ngày

+ Cơ sở vật chất do ĐHSP TP.HCM hỗ trợ.

6. Chi tiết: Ngày 15/9 và 16/9 (giống nhau); Sáng 17/09 tổ chức thi nói 2 định dạng cho 30 thí sinh

Sáng: Thi Nghe-đọc-viết

THỜI GIAN

CÔNG VIỆC

06h45

Hội đồng thi có mặt tại Địa điểm thi, cán bộ  ĐHNN-ĐHQGHN phổ biến quy trình thi và nhiệm vụ của các CBCT và thư ký.

7h30

CBCT 1 ghi số báo danh và gọi thí sinh vào phòng thi. CBCT 2 kiểm tra CMT hoặc giấy tờ tuỳ thân của thí sinh.

07h45

CBCT 1 phát phiếu trả lời (PTL) môn nghe và giấy nháp cho thí sinh. Yêu cầu thí sinh ghi đầy đủ thông tin vào PTL. CBCT 2 phát đề thi môn nghe-đọc.

08h00

Bắt đầu tính thời gian làm bài môn thi Nghe (~ 40 phút, theo hiệu lệnh trên đĩa nghe)

08h40

Hết thời gian làm bài môn Nghe. Thí sinh đặt bút xuống, úp phiếu trả lời trên bàn để trước mặt, gấp đề thi về trang đầu tiên. CBCT 1 đến từng bàn thu Phiếu trả lời, kiểm tra thông tin ghi trên PTL và cho thí sinh ký vào danh sách dự thi. CBCT 2 quan sát phòng thi.

08h50

CBCT 1 phát phiếu trả lời môn Đọc và giấy nháp cho thí sinh. CBCT 2 hướng dẫn thí sinh ghi đầy đủ thông tin vào PTL.

09h00

Bắt đầu tính thời gian làm bài môn thi Đọc (60 phút)

10h

Hết thời gian làm bài môn Đọc. Thí sinh đặt bút xuống, úp phiếu trả lời trên bàn để trước mặt, gấp đề thi về trang đầu tiên. CBCT 1 đến từng bàn thu Phiếu trả lời, kiểm tra thông tin thí sinh ghi trên PTL và cho thí sinh ký vào danh sách dự thi. CBCT 2 thu đề thi môn nghe-đọc.

10h10

CBCT 1 phát bài thi môn Viết cho thí sinh. CNCT 2 hướng dẫn thí sinh ghi đầy đủ thông tin vào phần phách của bài thi.

10h15

Bắt đầu tính thời gian làm bài môn thi Viết (60 phút)

11h15

Hết thời gian làm bài môn Viết. Thí sinh đặt bút xuống, úp bài thi trên bàn để trước mặt. CBCT 1 đến từng bàn thu bài và cho thí sinh ký vào danh sách dự thi. CBCT 2 thu đề thi viết, phát và thu phiếu khảo sát ý kiến thí sinh về các bài thi.

 

Chiều: Thi nói:

Chiều thứ Hai: 20 thí sinh có số báo danh từ 1-20 thi đề IELTS và 20 thí sinh có số báo danh từ 21-40 thi đề của ĐHNN-ĐHQGHN

Chiều thứ Ba: 20 thí sinh có số báo danh từ 1-20 thi đề của ĐHNN-ĐHQGHN và 20 thí sinh có số báo danh từ 21-40 thi đề IELTS


Nhiệm vụ GK

Nhiệm vụ TK

Công việc các nhóm

Hiệu lệnh

13h00

Hội đồng thi có mặt tại địa điểm thi.

 

13h20

Giám khảo về phòng hỏi thi, thư ký gọi thí sinh vào phòng thi.

13h25

 

Gọi đợt 1

 

 

Thí sinh tuân theo hiệu lệnh của giám thị, giám khảo chủ động tính thời gian.

 

 

13h30

Hỏi nói đợt 1

 

 

13h35

 

Gọi đợt 2

 

13h45

Hỏi nói đợt 2

 

Thí sinh trả lời phiếu khảo sát kỹ năng nói

13h50

 

Gọi đợt 3

 

14h00

Hỏi nói đợt 3

 

Thí sinh trả lời phiếu khảo sát kỹ năng nói

14h05

 

Gọi đợt 4

 

14h15

Hỏi nói đợt 4

 

Thí sinh trả lời phiếu khảo sát kỹ năng nói

14h20

 

Gọi đợt 5

 

14h30

Hỏi nói đợt 5

 

Thí sinh trả lời phiếu khảo sát kỹ năng nói

14h35

 

Gọi đợt 6

 

14h45

Hỏi nói đợt 6

 

Thí sinh trả lời phiếu khảo sát kỹ năng nói

14h50

 

Gọi đợt 7

 

15h00

Hỏi nói đợt 7

 

Thí sinh trả lời phiếu khảo sát kỹ năng nói

15h15-15h30

 

Nghỉ giải lao

15h25

 

Gọi đợt 8

 

15h30

Hỏi nói đợt 8

 

Thí sinh trả lời phiếu khảo sát kỹ năng nói

15h35

 

Gọi đợt 9

 

15h45

Hỏi nói đợt 9

 

Thí sinh trả lời phiếu khảo sát kỹ năng nói

15h50

 

Gọi đợt 10

 

16h00

Hỏi nói đợt 10

 

Thí sinh trả lời phiếu khảo sát kỹ năng nói

16h05

 

Gọi đợt 11

 

16h15

Hỏi nói đợt 11

 

Thí sinh trả lời phiếu khảo sát kỹ năng nói

16h20

 

Gọi đợt 12

 

16h30

Hỏi nói đợt 12

 

Thí sinh trả lời phiếu khảo sát kỹ năng nói

16h35

 

Gọi đợt 13

 

16h45

Hỏi nói đợt 13

 

Thí sinh trả lời phiếu khảo sát kỹ năng nói

17h00-17h15

 

Nghỉ giải lao

17h10

 

Gọi đợt 14

Thí sinh trả lời phiếu khảo sát kỹ năng nói

17h15

Hỏi nói đợt 14

 

 

17h20

 

Gọi đợt 15

Thí sinh trả lời phiếu khảo sát kỹ năng nói

17h30

Hỏi nói đợt 15

 

 

17h35

 

Gọi đợt 16

Thí sinh trả lời phiếu khảo sát kỹ năng nói

17h45

Hỏi nói đợt 16

 

 

17h50

 

Gọi đợt 17

Thí sinh trả lời phiếu khảo sát kỹ năng nói

18h00

Hỏi nói đợt 17

 

 

18h05

 

Gọi đợt 18

Thí sinh trả lời phiếu khảo sát kỹ năng nói

18h15

Hỏi nói đợt 18

 

 

18h20

 

Gọi đợt 19

Thí sinh trả lời phiếu khảo sát kỹ năng nói

18h30

Hỏi nói đợt 19

 

 

 

 

 

Thí sinh trả lời phiếu khảo sát kỹ năng nói

18h35

 

Goi đợt 20

 

18h45

Hỏi đợt 20

 

 

19h00

Các giám khảo về phòng HĐ để nộp lại đề thi, điểm thi.

Sáng thứ Tư: Thi nói 2 định dạng cho 30 thí sinh

 
Học tiếng Anh qua website: Dễ dàng và hiệu quả cao
Chỉ cần vài thao tác đơn giản đăng ký làm thành viên, các sinh viên sẽ có ngay một kênh học tập trực tuyến về tiếng Anh chuyên ngành kế toán, tài chính mà không tốn phí. Qua đó giúp người học vừa vận dụng công nghệ thông tin, vừa có khả năng nâng cao 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết một cách hiệu quả...
Đó là những nội dung được thể hiện trên website: www.englishforaccounting.edu.vn do ThS. Trần Tín Nghị - giảng viên môn tiếng Anh chuyên ngành kế toán của Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM xây dựng. Mục đích là nhằm hỗ trợ việc dạy - học tiếng Anh chuyên ngành kế toán của giảng viên và sinh viên tại trường. Các bài giảng trên website đã được Ban tổ chức cuộc thi “Giáo viên ngoại ngữ ứng dụng công nghệ thông tin sáng tạo” đánh giá cao về hiệu quả ứng dụng (cuộc thi này do Ban quản lý Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 tổ chức).
Tạo hứng thú cho người học
Website www.englishforaccounting.edu.vnchứa đựng các tin tức tổng hợp về chuyên ngành kế toán, tài chính, giáo dục trong và ngoài nước bằng tiếng Anh. Bên cạnh đó là các bài giảng tiếng Anh chuyên ngành; các bước đánh giá, kiểm tra trực tuyến; kinh nghiệm học tập, diễn đàn, liên hệ trao đổi với người giảng dạy và có cả từ điển mở rộng vốn từ chuyên ngành...
Điều kiện để tham gia học tập trên website khá đơn giản. Chỉ cần một chiếc điện thoại hoặc máy tính có kết nối internet thì người học có thể thực hiện một cách dễ dàng. Theo ThS. Nghị, giáo viên chỉ đóng vai trò giảng dạy, định hướng là chính; còn người học sau khi tham gia vào bài học sẽ trải qua các bài tập rồi bản thân tự kiểm tra, đánh giá, tự tham gia thi trực tuyến. Kết quả này giáo viên đều nắm được thông qua lịch sử buổi học và người học cũng nắm bắt được qua các lần đăng nhập. Ngoài ra, nội dung nào chưa hiểu, người học có thể gửi câu hỏi đến người giảng dạy để trao đổi thêm thông tin kiến thức.
So với lối dạy - học thông thường, người học sẽ học tiếng Anh chuyên ngành thông qua các môn học, tập trung làm việc trên giấy là chính. Còn khi tham gia học tập trên website, thông qua việc sử dụng tiếng Anh, người học sẽ có được các kiến thức chuyên ngành kế toán, tài chính. Và dĩ nhiên, người học sẽ tập trung “làm việc” với âm thanh nhiều hơn là trên giấy. Theo đó, phản xạ của kỹ năng nghe, nói được rèn luyện một cách tự nhiên nhờ quá trình tiếp cận với vốn ngữ điệu một cách vô tận bởi website được cập nhật thông tin từ nhiều nước khác. Đây cũng là điều kiện giúp người học tăng vốn từ vựng, nhớ từ một cách bền vững.
Bằng hình thức học trực tuyến này, người học dường như cảm thấy thoải mái, thích thú hơn. Vì ở bất cứ địa điểm nào có kết nối internet đều có thể học và đồng nghĩa với việc không còn bị gò bó, ràng buộc về thời gian, không gian trên lớp. Đặc biệt, người học có thể chia sẻ nội dung lên các trang mạng xã hội như facebook, tạo ra không gian, cộng đồng học tập một cách rộng rãi, hiệu quả hơn thay vì sử dụng thời gian lướt web không có mục đích rõ ràng.
Thể hiện tính tích hợp cao
Điểm nổi bật của website đó là tính tích hợp được thể hiện rất cao. ThS. Nghị chia sẻ, trước đây việc giảng dạy được thực hiện theo chương trình nên thời gian đào tạo khá dài. Tuy nhiên, sau này việc giảng dạy thực hiện theo tín chỉ khiến thời gian đào tạo các môn được rút ngắn, bắt buộc sinh viên phải tự học là chính. Nếu giáo viên duy trì phương pháp giảng dạy truyền thống thì chương trình không thể chuyển tải hết, buộc người dạy phải chuyển tải một cách cơ học, nghĩa là cắt bớt nội dung. Cách làm này khiến mục tiêu giáo dục sẽ thất bại. Tuy nhiên, khi nội dung đưa vào website sẽ vẫn đầy đủ nhờ phương pháp tích hợp bài giảng trên lớp và thời gian tự học của sinh viên. Nghĩa là thời gian làm việc trên lớp không nhiều, giáo viên chỉ chú trọng vai trò trao đổi định hướng để sinh viên tự học tại nhà là chính.
ThS. Nghị cho biết thêm, thông qua phương pháp tích hợp, người học sẽ tự xây dựng lịch học cho bản thân. Điều này bước đầu hình thành tư duy tự chủ cho chính việc học của sinh viên, giúp các em tối ưu hóa thời gian biểu cá nhân, chủ động chọn nội dung bài học sao cho phù hợp với nhịp độ sinh học nhằm tăng tính hiệu quả. Ngoài ra, theo ThS. Nghị, mục đích xây dựng website còn nhằm góp phần giải quyết tình trạng khan hiếm giáo trình tiếng Anh chuyên ngành, đồng thời mở ra một hướng phát triển ngữ liệu giảng dạy mới trong nhà trường.
Theo đánh giá của nhà trường, kể từ khi đưa website vào hỗ trợ, kết quả học tập của sinh viên được cải thiện rõ rệt. Từ thống kê của nhà trường cho thấy, năm học 2010-2011, khi chưa ứng dụng website này, điểm trung bình của sinh viên chỉ đạt 6.31, mục tiêu đào tạo chỉ đạt trên 80%. Nhưng đến năm học 2011-2012, thời điểm bắt đầu thực hiện thì điểm trung bình của sinh viên tăng lên 8.49, mục tiêu đào tạo đạt gần 100%. Đặc biệt, trong suy nghĩ của sinh viên, tiếng Anh không còn là môn “khó nhằn” nữa và các em đến với tư thế chủ động, thích thú.
Có tính ứng dụng cao
Tại cuộc thi “Giáo viên ngoại ngữ ứng dụng công nghệ thông tin sáng tạo” do Ban quản lý Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 tổ chức, website: www.englishforaccounting.edu.vn được đánh giá rất cao về hiệu quả của tính ứng dụng. Đây là cuộc thi nhằm xây dựng nguồn tài nguyên, học liệu cho tất cả giáo viên có thể đăng tải, tham khảo, chia sẻ, sử dụng trong quá trình giảng dạy; tạo diễn đàn để giáo viên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm. Qua đó nâng cao năng lực tiếng Anh, năng lực sư phạm, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin...
(Nguồn trích dẫn: Báo Giáo dục TP.HCM tại http://www.giaoduc.edu.vn/print_page/chuyen-hoc-duong-753/hoc-tieng-anh-qua-website-de-dang-va-hieu-qua-cao-231176.aspx)
 
«Bắt đầuLùi12345678Tiếp theoCuối»

Trang 1 trong tổng số 8


 Thống kê truy cập 

01743841

 Trung tâm vùng 

Đại học Sư phạm TP. HCM
Đại học Ngoại ngữ
Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế
Đại học Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng
Đại học Thái Nguyên

Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020