Giới thiệu
Đào tạo cử nhân Biên phiên dịch PDF. In Email
Thứ hai, 10 Tháng 4 2017 02:19

Đào tạo cử nhân Biên phiên dịch

 
Quy định của Khoa tiếng Hàn (dành cho Giảng viên) - 사범대학교 한국어학과 규칙 PDF. In Email
Thứ ba, 14 Tháng 2 2017 07:32

 

Quy định của Khoa tiếng Hàn (dành cho Giảng viên)- 사범대학교 한국어학과 규칙

1. 교내 친숙한 업무상황 (회의 )이나 공식적인 자리(친목 모임, 수업, 간담회 )에서 반말 절대 쓰지마시고 높임말 및 존댓말 격식적으로 반드시 쓰십시오. 직위(학과장님 , 교수님, 조교 선생님, )로 호칭하십시오.

2. 교내 업무상황이나 공식적인 자리에서 복장은 셔츠, 브라우스, 바지, 정장, 치마, 원피스 엄숙한 양복을 착용하십시오. (아주 잛은 치마, 원피스, 바지, 나시 옷, 핫 팬츠 됩니다).

3. 불가피한 개인 사정으로 인해 수업 하시면 수업에 차질이 없도록 하셔하기 위해 가능하신 다른 교수님에게 대신 수업을 맡아다라고 부탁하시면서 학과장에게 말씀하십시오. 함부로 수업 빠지지 않으시도록 부탁드립니다. 그리고 수업을 맡아주신 교수님에게 수업료를 직접 주셔야 합니다. 주의: 수업 3 이상 빠지면 됩니다.

4. 정해진 시간과 장소에서 강의하시기를 바랍니다. 수업 휴강하면 휴강일에 따라 보강하셔야합니다.

5. 업무상황에서는 학과장은 정식 교수에게 일을 할당하는 경우 이유가 없이 거부하시거나 다른 교수에게 일을 미루시면 됩니다. 학과의 인력이 부족한 대신 많은 일을 하기 때문에 업무를 분담해야한다는 각자의 책입니다.

6. 전공과 비전공 학생들은 사범대학교 정규 학생으로서 동등하게 대하시길 바랍니다. 그리고 전공 반과 비전공 교수 구분하지 않고 통일합니다.

7. 이번 학기에 도우미 없이 모든 원어민 교수님들은 강의를 스스로 하셔야 합니다.

8. 교수실은 모든 학과 교수님 쓰는 공간이라 학생, 외부 사람이나 낯선 사람 함부로 출입금지 .

9. 비전공과 전공 수업을 정해진 교재로 하십시오. 그리고 정해진 시간에 제출 및 체점하시도록 부탁드립니다.

한국어학과장

Trần  Nguyễn Nguyên Hân

 
Một số hình ảnh của khoa PDF. In Email
Thứ sáu, 24 Tháng 12 2010 06:05

 
Tổng quan về khoa Tiếng Hàn Quốc PDF. In Email
Thứ sáu, 24 Tháng 12 2010 05:00

GIỚI THIỆU KHOA TIẾNG HÀN QUỐC

 

1. Giới thiệu chung

Khoa Tiếng Hàn Quốc được thành lập vào tháng 8 năm 2016 theo Quyết định của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Sự ra đời của Khoa Tiếng Hàn Quốc là kết quả của một quá trình chuẩn bị tích cực của Nhà trường, đặc biệt là sự nỗ lực của Ban giám hiệu, Ban Giám đốc Trung tâm Hàn Quốc học tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Vì là năm đầu tiên mới đi vào hoạt động, Khoa Tiếng Hàn Quốc còn gặp muôn vàn khó khăn: thiếu đội ngũ giảng viên cơ hữu, cơ sở vật chất, giáo trình, tài liệu tham khảo,... Tuy nhiên, trong bối cảnh mối quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia Hàn Quốc và Việt Nam ngày càng phát triển tốt đẹp, với sự giúp đỡ tích cực của Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh, các tổ chức thuộc chính phủ Hàn Quốc (như Bộ giáo dục Hàn Quốc, KOICA, Korea Foundation, Korean Research Foundation, Viện giáo dục ngôn ngữ Hàn Quốc, Viện giao lưu văn hóa Hàn-Việt, Tổ chức KOCHAM, Tổ chức World - OKTA…), các trường đại học phía Hàn Quốc, bên cạnh đó là sự động viên của Ban giám hiệu trường, sự quan tâm, hỗ trợ của Ban giám đốc Trung tâm Hàn Quốc học - Trung tâm Sejong, các đơn vị phòng ban, đoàn thể, đặc biệt là sự nỗ lực vượt khó của đội ngũ giảng viên trong Khoa, Khoa Tiếng Hàn Quốc hy vọng sẽ từng bước khắc phục những khó khăn, nhanh chóng gầy dựng thương hiệu của Khoa Tiếng Hàn nhằm giúp cho Khoa Tiếng Hàn trở thành cơ sở đào tạo uy tín, quy mô.

Số lượng sinh viên nhập học chính thức trong năm học 2016-2017 là 145 sinh viên. Số lượng sinh viên đông là tín hiệu rất đáng mừng cho Khoa và cũng là động lực cho chúng tôi cố gắng hơn nữa vì sự phát triển của Khoa trong những năm học tới. Cũng trong học kì 1 của năm học này, sinh viên Khoa tiếng Hàn Quốc sẽ được học bộ giáo trình mới nhất của trường Đại học Kyung Hee do Bộ giáo dục Hàn Quốc trao tặng.

Vào ngày 14/09/2016, Khoa Hàn Quốc lần đầu tiên tổ chức Lễ khai giảng và đón tiếp sinh viên khóa 42. Buổi lễ diễn ra long trọng với sự có mặt của đại diện Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại Việt Nam, đại diện của Tổ chức KOCHAM, đại diện của Tổ chức World-OKTA, Ban giám hiệu, Ban giám đốc trung tâm Hàn Quốc học – trung tâm Sejong, đại diện phòng ban, đoàn thể. Tại buổi lễ, đại diện của Tổ chức KOCHAM và đại diện của Tổ chức World-OKTA đã trao tặng học bổng cho các sinh viên có thành tích xuất sắc trong kì thi tuyển sinh năm học 2016-2017.

Vào ngày 23/09/2016, Đoàn Khoa Tiếng Hàn Quốc và các chi đoàn trực thuộc chính thức được thành lập.

2. Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu của Khoa là đào tạo cử nhân về Ngôn ngữ Hàn Quốc có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe tốt, yêu nghề, yêu ngành, có những kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, nghiên cứu, làm việc tập thể. Người học có thể nắm vững những tri thức cơ bản trong chương trình đào tạo cử nhân tiếng Hàn trình độ đại học; có khả năng thích ứng cao, sử dụng tiếng Hàn thành thạo như một nghề nghiệp, hay một công cụ hỗ trợ để học tập, nghiên cứu các chuyên ngành khác. Ngoài năng lực ngôn ngữ, người học được trang bị những hiểu biết về văn hóa, đất nước, con người Hàn Quốc một cách khái quát; có khả năng đảm nhiệm các công việc khác nhau trong ngành biên phiên dịch, du lịch; có khả năng trở thành chuyên gia, các nhà quản lý, lãnh đạo trong lĩnh vực chuyên môn của mình; có khả năng học ở bậc học cao hơn.

3. Về đội ngũ cán bộ, giảng viên

Đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu, chuyên viên cơ hữu của Khoa hiện nay gồm 5 người, trong đó có 1 tiến sĩ, 2 thạc sĩ, 2 chuyên viên. Ngoài ra, Khoa còn có đội ngũ giảng viên thỉnh giảng có trình độ chuyên môn cao từ Trung tâm Hàn Quốc học – Trung tâm Sejong, 2 giảng viên tình nguyện của Trung tâm Koica.

4. Về chương trình đào tạo

Khoa Tiếng Hàn Quốc đào tạo trình độ Đại học cho hai chuyên ngành là Biên phiên dịch và Du lịch. Khoa đã tập trung xây dựng chương trình đào tạo cho hai chuyên ngành này. Năm học 2016 - 2017 là năm học đầu tiên Khoa áp dụng chương trình đào tạo trình độ đại học mới nhất dành cho sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc hệ chính quy.

Ngoài ra, chúng tôi đang thúc đẩy mở thêm chuyên ngành Sư phạm Tiếng Hàn để phát triển quy mô đào tạo của Khoa, giúp Khoa có được lợi thế cạnh tranh với các trường đại học có Khoa Tiếng Hàn khác trên cả nước.

 

5. Định hướng của Khoa

Trong những năm tới Khoa sẽ:

- Xây dựng môi trường giáo dục chất lượng cao cho giảng viên, sinh viên trong Khoa.

- Phát triển nguồn giáo viên cơ hữu của Khoa, khuyến khích giảng viên thỉnh giảng có chuyên môn cao tham gia giảng dạy.

- Xây dựng câu lạc bộ Tiếng Hàn, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong giảng viên và sinh viên.

- Tăng cường hợp tác quốc tế, giao lưu trao đổi kinh nghiệm với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để tìm kiếm nguồn tài trợ, học bổng cho giảng viên, sinh viên.

- Tạo mọi điều kiện cho giảng viên học tập nâng cao trình độ.

- Đẩy mạnh hoạt động của các tổ bộ môn. Tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn, tọa đàm khoa học cho giảng viên.

- Xây dựng Hội đồng khoa học Khoa.

- Mở hệ liên thông, văn bằng 2, vừa làm vừa học, các lớp ngắn hạn…

- Hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp, cơ quan tuyển dụng, cơ quan đào tạo ở trong và ngoài nước để sinh viên có cơ hội tìm được việc làm tốt sau khi ra trường hoặc học tập ở trình độ cao hơn.


 
Các bài viết khác...


Trang 1 trong tổng số 2