Đổi mới giáo dục: "Bắt đầu từ chính chúng ta" In
Thứ bảy, 09 Tháng 9 2017 12:20

Chuyến công tác của Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cùng với các trường tiểu học, phổ thông, đại học tới các nước Bắc Âu ngay trước thềm năm học mới đã gợi ra nhiều vấn đề của giáo dục.

Mục tiêu quan trọng là hình thành nhân cách con người

Ông Olli-Pekka Heinoen, Tổng Vụ trưởng Cơ quan quốc gia về giáo dục Phần Lan cho biết, mặc dù được đánh giá là có nền giáo dục phổ thông tốt nhất thế giới, nước này vẫn không ngừng đổi mới giáo dục. Dưới thời của nữ Bộ trưởng Sanni Grahn Lassnosen, một chương trình giáo dục phổ thông vừa thông qua trên quy mô toàn quốc vào năm 2016.

đổi mới giáo dục, Phùng Xuân Nhạ, khai giảng, giáo dục Phần Lan

Ông Olli-Pekka Heinoen, Tổng Vụ trưởng Cơ quan quốc gia về giáo

dục Phần Lan

Con người giờ đây đã có thể sống đến trăm tuổi, và do đó vòng đời “sinh ra, lớn lên, đi học, đi làm rồi về hưu” sẽ được “quay” theo một cách khác. Đón đầu cho xã hội tương lai khi trí tuệ nhân tạo phát triển, Phần Lan xác định 7 kỹ năng cốt lõi để hình thành nên những cá nhân “giàu tính người và có trách nhiệm công dân” trong tương lai.

Trái tim con người quan trọng hơn tất thảy. Những tố chất của con người mà máy móc không có được như ham học hỏi, ham hiểu biết, đồng cảm với người khác sẽ là mục tiêu mà giáo dục vun đắp” – ông Olli-Pekka Heinoen cho hay.

Còn bà Anneli Rautiainen, Giám đốc Trung tâm đổi mới giáo dục cho biết: “Có rất nhiều vấn đề xảy ra trong xã hội, chúng tôi muốn phát triển lòng nhân ái của học sinh; muốn mỗi học sinh như cá nhân trọn vẹn, không chỉ thấy vấn đề của cộng đồng mình mà còn cả cộng đồng thế giới”.

Do đó, mục tiêu quan trọng trọng trong việc học là tự chủ, học qua tương tác, học cả đời và giúp cho học sinh tự nhận biết mình và tự tin.

Đặt niềm tin ở giáo viên

Chia sẻ thêm về những gì mà nước này đang làm, bà Anile cho biết, học sinh Phần Lan có khá nhiều thời gian dành cho gia đình (số giờ học trên lớp khoảng 19 – 20 giờ mỗi tuần). Vì vậy, ở trường quan trọng nhất là dạy cho trẻ biết tự học.

đổi mới giáo dục, Phùng Xuân Nhạ, khai giảng, giáo dục Phần Lan

Bà Anneli, Giám đốc trung tâm đổi mới giáo dục

Mục tiêu của giáo dục Phần Lan đang chuyển đổi từ “học cái gì” sang “học thế nào”. Trong quá trình này, học sinh và giáo viên được trao đổi nhiều hơn. Từ một chương trình gọn nhẹ của cả nước, hiệu trưởng và giáo viên sẽ biến đổi cho phù hợp, chủ động xây dựng kế hoạch bài giảng cho mình.

Giáo viên thích hợp với đòi hỏi này khá nhanh. Bên cạnh đó, công nghệ giúp cho những người còn lại chuyển đổi nhanh nhất. Ở mỗi trường, đều có giáo viên chủ đạo về công nghệ để hướng dẫn những giáo viên khác.

Trả lời câu hỏi của một thành viên trong đoàn “Khi chuyển mục tiêu giáo dục từ “học cái gì” sang “học thế nào” thì Phần Lan đã thay đổi giáo viên ra sao", bà Anile trả lời: Mỗi hiệu trưởng sẽ có một cách, để giáo viên học tập lẫn nhau, tạo ra cơ hội tự phát triển bản thân.

Trao đổi về việc “có phải Phần Lan hiện nay đã xoá bỏ các môn học hay không”, bà Anni cho biết: “Chúng tôi vẫn có các môn học, mỗi môn đều có thời gian học tập nhất định. Nhưng chúng tôi để giáo viên toán và âm nhạc làm việc cùng nhau, tạo thêm trải nghiệm cho học sinh”.

đổi mới giáo dục, Phùng Xuân Nhạ, khai giảng, giáo dục Phần Lan
Trong một giờ học tại trường phổ thông ở Helsinki.

Như Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Văn hoá Phần Lan giới thiệu, bí mật thành công của giáo dục nước này nằm ở đội ngũ giáo viên chất lượng cao, được tuyển chọn chặt chẽ. Lương giáo viên ở Phần Lan không cao bằng bác sĩ, nhưng nghề giáo là nghề cao quý và được xã hội tôn trọng.

Xem chi tiết tại Nguồn thông tin: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/nguoi-thay/doi-moi-giao-duc-chuyen-gia-phan-lan-khuyen-bat-dau-tu-chinh-minh-396873.html