Lịch công tác

 
Tháng Năm 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
29 30 1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31 1 2

Đăng Nhập

 



Khóa bồi dưỡng chuyên đề “Luyện Chữ Đẹp”

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thông báo chiêu sinh Khóa bồi dưỡng chuyên đề “Luyện Chữ Đẹp” tổ chức tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Thông tin chi tiết xin xem tại đây.


PTN AILab tuyển sinh viên cho dự án KHAN

PTN AILab tuyển sinh viên cho dự án KHAN (tạo bài giảng môn toán từ lớp 1-6)

Phòng thí nghiệm AILab trực thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG–HCM là nơi thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực Trí tuệ Nhân tạo, Giáo dục và Y tế.

Nhằm triển khai đề tài ứng dụng MOOC do Lãn sự quán Hoa Kỳ tài trợ, PTN AILab ra thông báo tuyển dụng như sau:

I. Mô tả công việc:

Tạo video giải các bài tập mẫu môn toán từ lớp 1 đến lớp 6 bằng tiếng Việt.

II. Số lượng tuyển dụng: 5 người, ưu tiên nữ.

III. Đối tượng:

- Sinh viên hoặc học viên Cao học (ưu tiên cho SV ngành Toán, CNTT).

V. Thời gian và địa điểm làm việc: linh động (làm việc tại nhà hoặc PTN AILab)

VI. Quyền lợi:

- Mức lương dự kiến: thoả thuận theo sản phẩm (từ 2 đến 5tr/tháng).

- Được đào tạo, huấn luyện và tham gia làm trợ giảng ở giai đoạn sau của dự án.

Sinh viên, học viên quan tâm vui lòng gửi CV, và bảng điểm tới địa chỉ email: ailab@.hcmus.edu.vn trước ngày 04/06/2017. PTN AILab chỉ liên hệ phỏng vấn với những ứng viên đủ tiêu chuẩn.


Liên hệ với nhà trường

+ Khoa Giáo dục Tiểu học

Trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh

280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 135

Website: http://khoagdth.hcmup.edu.vn

Email: khoagdth@hcmup.ede.vn


+ Phòng Đào tạo

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 143


+ Phòng Sau đại học

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 181, 182, 183, 184

Website: http://sdh.hcmup.edu.vn

Email: phongsdh@hcmup.ede.vn


Hội thi “Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ IX, năm 2016 -2017”

Ngày 27 tháng 7 vừa qua, tại Sở Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã diễn ra vòng thi thuyết trình của Hội thi “Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ IX, năm 2016 -2017”. Tại hội thi, các thí sinh lần lượt trưng bày và thuyết trình bảo vệ sản phầm của mình trước hội đồng chuyên môn. Một số sản phẩm kỹ thuật có tính sáng tạo và tính ứng dụng cao đặc biệt trong việc dạy và học tại các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông…

 

Hội đồng chuyên môn chấm thi ngoài sự có mặt của thầy cô các trường Trung học cơ sở, Trung học Phổ thông thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu còn có sự góp mặt hỗ trợ của thầy Thạc sĩ Trần Đức Thuận và Thạc sĩ Phạm Phương Anh thuộc khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đảm bảo sự đánh giá chính xác chuyên môn và tính khách quan cho hội thi.

Hội thi năm nay được đánh giá cao về tính kỹ thuật và sự sáng tạo cho thấy chất lượng Hội thi được nâng dần lên qua mỗi năm. Một số sản phẩm tập trung vào việc hỗ trợ dạy và học cho giáo viên như, mô hình miêu tả vòng tuần hoàn của nước, mô hình nhà máy Thủy điện, quy trình xử lý nước, bàn học đa năng…

Bên cạnh đó, một số sáng tạo kỹ thuật mang yếu tố bảo vệ môi trường thông qua các mô hình được thiết kế kỹ thuật bằng những vật liệu tái chế như thìa, ống hút, đĩa CD cũ.

 

Hội thi “Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần IX” là cơ hội để các giáo viên, các nhà kỹ thuật giao lưu học hỏi và trình bày những ý tưởng cũng như các sáng tạo kỹ thuật. Qua hội thi, một số ý tưởng kỹ thuật đột phá được các sở ngành như sở Khoa học kỹ thuật, phòng thiết bị dạy học sở giáo dục đào tạo quan tâm và đặt hàng, tạo điều kiện ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào dạy học tại các trường học.


LSIS

Hệ thống Giáo dục Những ngôi sao nhỏ LSIS, một trong những đơn vị tài trợ cho Hội thảo Quốc tế về Didactic Toán lần thứ VI

http://ngoisaonho.edu.vn/


Trang ChủGiới thiệuGDTH_GT_NCKH  
Giới thiệu

Tháng 4/2014, Khoa Ngữ Văn ĐHSP TPHCM (kết hợp với Khoa Giáo dục Tiểu học ĐHSP TPHCM) tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia :“DẠY HỌC NGỮ VĂN TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG”, có 4 nhóm nội dung chính, các anh chị có thể tham gia viết báo cáo gửi Hội thảo:
1. Hiện trạng dạy học Ngữ văn ở phổ thông và đào tạo giáo viên Ngữ văn
1.1. Dạy học Tiếng Việt theo chương trình, SGK hiện hành ở trường tiểu học
1.2. Dạy học Ngữ văn theo chương trình, SGK hiện hành ở trường THCS
1.3. Dạy học Ngữ văn theo chương trình, SGK hiện hành ở trường THPT
1.4. Đào tạo giáo viên dạy học Tiếng Việt ở bậc tiểu học
1.5. Đào tạo giáo viên dạy học Ngữ văn ở bậc THCS
1.6. Đào tạo giáo viên dạy học Ngữ văn ở bậc THPT
2. Chương trình, SGK môn Ngữ văn – phân tích trên quan điểm lịch đại và so sánh
2.1. Chương trình, SGK môn Ngữ văn – phân tích trên quan điểm lịch đại
Chương trình, SGK Ngữ văn Việt Nam qua các giai đoạn: trước 1945, sau 1945 (ở cả hai miền Bắc và Nam trong thời kì đất nước bị phân chia), những lần đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa Ngữ văn sau 1975
2.2. Chương trình, SGK môn Ngữ văn – phân tích trên quan điểm so sánh
So sánh chương trình, SGK Ngữ văn của Việt Nam và của một số nước khác như Hàn Quốc, Australia, Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh, Singapore, Đức… Phân tích những tương đồng, khác biệt và những bài học cho Việt Nam
3. Chương trình, sách giáo khoa Ngữ văn sau 2015 – định hướng đổi mới, triển vọng và thách thức
3.1. Về quan điểm dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực (đọc, viết, nói, nghe)
3.2. Về quan điểm dạy học Ngữ văn theo tinh thần tích hợp và phân hóa
3.3. Về cấu trúc chương trình theo định hướng phát triển năng lực và dạy học tích hợp
3.4. Về cấu trúc, nội dung, lôgic hệ thống bài học trong sách giáo khoa
3.5. Về quan điểm chọn văn bản làm cơ sở cho hệ thống bài học theo tinh thần phát triển tổng hợp bốn kĩ năng đọc – viết – nói – nghe
3.6. Về mối quan hệ giữa việc cung cấp hệ thống kiến thức Ngữ văn (Lý luận văn học, Lịch sử văn học, Ngôn ngữ học, Làm văn) và việc phát triển các kĩ năng cơ bản/ bộ phận trong việc dạy học Ngữ văn theo chương trình và sách giáo khoa cũ và mới
3.7. Về việc đổi mới hệ thống phương pháp dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực và quan điểm dạy học tích hợp
3.8. Triển vọng và thách thức của dạy học theo mục tiêu phát triển năng lực và quan điểm tích hợp nhìn từ góc độ vĩ mô (bối cảnh quốc tế, bối cảnh kinh tế – văn hóa – xã hội của Việt Nam, cơ hội và thách thức đối với giới hoạch định chính sách và các nhà chuyên môn xây dựng chương trình)
3.9. Triển vọng và thách thức của việc dạy học theo hướng phát triển năng lực và quan điểm tích hợp nhìn từ góc độ vi môn (chủ thể dạy và chủ thể học)
4. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu của chương trình, sách giáo khoa Ngữ văn sau 2015
4.1. Về mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên: hiện trạng và những đề xuất đổi mới
4.2. Những thuận lợi và khó khăn của việc đổi mới đào tạo, bồi dưỡng giáo viên nhìn từ nhiều góc độ: cơ sở đào tạo giáo viên, cơ sở sử dụng giáo viên, và đội ngũ giáo viên phổ thông.

Bài vở xin gửi về Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. trước 10/3/2014.
Xin cảm ơn.

Lọc tiêu đề     Hiển thị # 
#. Tiêu đề của danh mục Số truy cập
1 Nghiên cứu khoa học 14198
2 Khi giảng viên nghiên cứu khoa học "kéo" sinh viên nghiên cứu theo 13880
3 Hội thi sáng tạo kỹ thuật TP.HCM lần thứ 20: Nhiều đề tài ứng dụng 3478
4 Giúp trẻ dị tật luyện phát âm đúng 3801
5 Giúp trẻ bị chứng khó đọc học tập tốt hơn 3746